Hội đồng mua sắm tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước do ai thành lập? Hội đồng bao gồm những thành phần nào?
- Hội đồng mua sắm tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước do ai thành lập? Hội đồng bao gồm những thành phần nào?
- Đơn vị tiền tệ trong hợp đồng mua sắm tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước là đơn vị gì?
- Nếu quá thời gian quy định mà các đơn vị chưa triển khai thực hiện việc mua sắm tài sản cố định đối với gói thầu có giá trị dưới 100 triệu đồng tại Ngân hàng Nhà nước thì xử lý như thế nào?
Hội đồng mua sắm tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước do ai thành lập? Hội đồng bao gồm những thành phần nào?
Căn cứ Điều 9 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về tổ chức thực hiện mua sắm tài sản cố định như sau:
Tổ chức thực hiện mua sắm tài sản cố định:
1. Các đơn vị phải thành lập Hội đồng mua sắm tài sản đối với các gói thầu mua sắm tài sản thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá trị dưới 100 triệu đồng/lần mua sắm.
Hội đồng mua sắm tài sản do Thủ trưởng đơn vị thành lập, thành phần gồm: Đại diện lãnh đạo đơn vị làm Chủ tịch hội đồng; các thành viên là đại diện Kế toán, Kiểm toán (nếu có), cán bộ kỹ thuật (nếu có) và hành chính quản trị.
Hội đồng mua sắm có nhiệm vụ tham mưu giúp Thủ trưởng đơn vị lựa chọn chất lượng, giá cả tài sản mua sắm trong phạm vi dự toán được duyệt và thực hiện việc mua sắm, nghiệm thu và chuyển giao tài liệu liên quan đến mua sắm tài sản cho bộ phận Kế toán đơn vị lập hồ sơ quyết toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với các gói thầu mua sắm tài sản cố định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 100 triệu đồng/lần mua sắm, các đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về đấu thầu mua sắm tài sản.
Khi ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa cần nêu cụ thể về điều kiện thanh toán. Theo đó, các đơn vị được phép tạm ứng thanh toán tối đa 85% tổng giá trị hợp đồng của gói thầu, số còn lại sẽ được thanh toán ngay sau khi quyết toán được duyệt.
...
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng mua sắm tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước sẽ do Thủ trưởng đơn vị thành lập.
Thành phần của Hội đồng mua sắm tài sản cố định bao gồm:
(1) Đại diện lãnh đạo đơn vị làm Chủ tịch hội đồng;
(2) Các thành viên là đại diện Kế toán, Kiểm toán (nếu có), cán bộ kỹ thuật (nếu có) và hành chính quản trị.
Hội đồng mua sắm tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước do ai thành lập? Hội đồng bao gồm những thành phần nào? (Hình từ Internet)
Đơn vị tiền tệ trong hợp đồng mua sắm tài sản cố định tại Ngân hàng Nhà nước là đơn vị gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về tổ chức thực hiện mua sắm tài sản cố định như sau:
Tổ chức thực hiện mua sắm tài sản cố định:
...
3. Đơn vị tiền tệ trong hợp đồng mua sắm tài sản cố định là đồng Việt Nam (trừ trường hợp ký hợp đồng mua sắm với nhà cung cấp nước ngoài). Tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam là tỷ giá bán ra do Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm ký hợp đồng (áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu).
4. Các đơn vị được giao nhiệm vụ mua sắm tài sản theo phương thức tập trung được tạm ứng tiền tại Vụ Tài chính - Kế toán để thanh toán cho nhà cung cấp theo thoả thuận được ghi trong hợp đồng mua bán.
5. Việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu mua sắm thực hiện theo quy định t¹i Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đấu thầu hiện hành.
Như vậy, đơn vị tiền tệ trong hợp đồng mua sắm tài sản cố định là đồng Việt Nam.
Trừ trường hợp hợp đồng mua sắm tài sản cố định được ký với nhà cung cấp nước ngoài.
Nếu quá thời gian quy định mà các đơn vị chưa triển khai thực hiện việc mua sắm tài sản cố định đối với gói thầu có giá trị dưới 100 triệu đồng tại Ngân hàng Nhà nước thì xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2234/QĐ-NHNN năm 2009 quy định về thời gian thực hiện mua sắm tài sản cố định như sau:
Thời gian thực hiện mua sắm tài sản cố định:
1. Đối với gói thầu mua sắm tài sản cố định có giá trị dưới 100 triệu đồng/lần mua sắm: Trong phạm vi tối đa 40 ngày làm việc kể từ khi nhận được phê duyệt dự toán mua sắm tài sản cố định, các đơn vị phải hoàn thành việc mua sắm và lập hồ sơ quyết toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với gói thầu mua sắm tài sản cố định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 100 triệu đồng/lần mua sắm: Trong phạm vi tối đa 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được phê duyệt dự toán mua sắm tài sản cố định, các đơn vị phải lập Kế hoạch đấu thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ thực hiện các bước tiếp theo về đấu thầu mua sắm tài sản cố định.
3. Quá thời gian quy định nêu trên, các đơn vị chưa triển khai thực hiện việc mua sắm tài sản cố định đối với gói thầu có giá trị dưới 100 triệu đồng và chưa lập Kế hoạch đấu thầu đối với gói thầu có giá trị bằng hoặc lớn hơn 100 triệu đồng thì thông báo phê duyệt dự toán mua sắm tài sản cố định hết hiệu lực và coi như đơn vị không có nhu cầu mua sắm.
Như vậy, nếu quá thời gian quy định mà các đơn vị chưa triển khai thực hiện việc mua sắm tài sản cố định đối với gói thầu có giá trị dưới 100 triệu đồng thì thông báo phê duyệt dự toán mua sắm tài sản cố định hết hiệu lực và coi như đơn vị không có nhu cầu mua sắm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?