Hội đồng nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an đột xuất để tiến hành các công tác kiểm tra, thanh tra hay không?
- Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là gì?
- Trách nhiệm của Bộ, ngành Trung ương đối với hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân
- Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân
Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Công an nhân dân 2018 quy định bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.
Trách nhiệm của Bộ, ngành Trung ương đối với hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và xây dựng Công an nhân dân
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Luật Công an nhân dân 2018 quy định Bộ, ngành trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng Công an nhân dân và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nhà nước, chương trình mục tiêu quốc gia, đề án về an ninh, trật tự theo nhiệm vụ được giao;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc kết hợp chặt chẽ kinh tế - xã hội, quốc phòng, đối ngoại với an ninh trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, đề án của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách phù hợp với chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân;
- Tham gia xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định của pháp luật và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền;
- Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Công an định kỳ hoặc đột xuất tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự theo thẩm quyền;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ, ngành trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng Công an nhân dân và có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định nêu trên. Theo đó, Bộ, ngành trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Công an định kỳ hoặc đột xuất tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự theo thẩm quyền.
Hội đồng nhân dân phối hợp với Bộ công an
Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp đối với hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và xây dựng Công an nhân dân
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Công an nhân dân 2018 quy định Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
- Quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
- Quyết định chủ trương, phương hướng nhằm phát huy tiềm năng của địa phương để xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng tiềm lực bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
- Quyết định chủ trương, phương hướng xây dựng các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở; quyết định chủ trương, biện pháp kết hợp chặt chẽ giữa củng cố, tăng cường an ninh với phát triển kinh tế - xã hội; giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường an ninh; kết hợp an ninh với quốc phòng, đối ngoại của địa phương;
- Quyết định ngân sách bảo đảm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội của địa phương;
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở địa phương;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?