Hội đồng nhân dân huyện bao gồm những Ban nào? Lĩnh vực phụ trách của các Ban Hội đồng nhân dân huyện thế nào?
Hội đồng nhân dân huyện bao gồm những Ban nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện
...
3. Hội đồng nhân dân huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này.
Ban của Hội đồng nhân dân huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Hội đồng nhân dân huyện bao gồm các ban sau đây:
- Ban pháp chế;
- Ban kinh tế - xã hội;
- Ban dân tộc đối với nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.
Hội đồng nhân dân huyện bao gồm những Ban nào? Lĩnh vực phụ trách của các Ban Hội đồng nhân dân huyện thế nào? (Hình từ Internet)
Lĩnh vực phụ trách của các Ban Hội đồng nhân dân huyện thế nào?
Các lĩnh vực phụ trách của các Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện được quy định tại Điều 108 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
Các lĩnh vực phụ trách của các Ban của Hội đồng nhân dân
1. Ban pháp chế của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương.
2. Ban văn hóa - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao và chính sách tôn giáo ở địa phương.
3. Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh.
4. Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, khoa học, công nghệ, tài nguyên trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
5. Ban đô thị của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực quy hoạch đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, giao thông, xây dựng, môi trường, tổ chức cung cấp dịch vụ công trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
6. Ban kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách tôn giáo ở địa phương.
7. Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương.
8. Trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không thành lập Ban dân tộc thì Ban văn hóa - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương.
Theo đó, các lĩnh vực phụ trách của các Ban của Hội đồng nhân dân huyện như sau:
- Ban pháp chế của Hội đồng nhân dân huyện chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực thi hành Hiến pháp và pháp luật, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính ở địa phương.
- Ban kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân huyện chịu trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, chính sách tôn giáo ở địa phương.
- Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân huyện chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương.
>> Trường hợp Hội đồng nhân dân huyện không thành lập Ban dân tộc thì Ban văn hóa - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban kinh tế - xã hội của Hội đồng nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trong lĩnh vực dân tộc ở địa phương.
Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) như sau:
Hội đồng nhân dân huyện gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở huyện bầu ra. Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Huyện miền núi, vùng cao, hải đảo có từ bốn mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên bốn mươi nghìn dân thì cứ thêm bảy nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
- Huyện không thuộc trường hợp nêu trên có từ tám mươi nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên tám mươi nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;
- Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở huyện có từ ba mươi đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc trở lên do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng tổng số không quá bốn mươi đại biểu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia từ ngày 1/7/2025 theo Luật Dữ liệu 2024 quy định như thế nào?
- Ngày 26 12 âm là bao nhiêu dương? 26 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 26 tháng Chạp được nghỉ Tết chưa?
- Mức thu lệ phí trước bạ ô tô 2025 là bao nhiêu? Đối tượng nào phải nộp lệ phí trước bạ ô tô?
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?