Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Giao thông vận tải làm việc theo chế độ nào?
- Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Giao thông vận tải làm việc theo chế độ nào?
- Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Ai có nhiệm vụ giúp Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật điều hành các công việc thường xuyên của Hội đồng?
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Giao thông vận tải làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế làm việc của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 3200/QĐ-BGTVT năm 2009 quy định về nguyên tắc và chế độ làm việc như sau:
Nguyên tắc và chế độ làm việc
1. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công; thành viên Hội đồng và Tổ Thường trực Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được cung cấp tài liệu phục vụ công tác PBGDPL.
2. Thành viên Hội đồng, hàng quý có trách nhiệm báo cáo kết quả công việc được giao; sáu tháng một lần, tổng hợp kết quả công tác PBGDPL của ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách báo cáo Hội đồng (qua Tổ Thường trực). Tổ Thường trực có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng kết quả hoạt động của Thành viên Hội đồng, Hội đồng.
3. Các cơ quan, đơn vị có thành viên tham gia Hội đồng có trách nhiệm bố trí công việc và thời gian hợp lý để các thành viên Hội đồng và Tổ Thường trực thực hiện tốt nhiệm vụ Hội đồng giao.
Như vậy, theo quy định, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Giao thông vận tải làm việc theo chế độ tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công;
Thành viên Hội đồng và Tổ Thường trực Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được cung cấp tài liệu phục vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Giao thông vận tải làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 3 Quy chế làm việc của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 3200/QĐ-BGTVT năm 2009 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
1. Chỉ đạo chung về các hoạt động của Hội đồng.
2. Phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng; phê duyệt chương trình, kế hoạch PBGDPL hàng năm của Bộ GTVT.
3. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng để quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến công tác PBGDPL; thay mặt Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng.
4. Trong thời gian Hội đồng không họp, trực tiếp chỉ đạo hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng đôn đốc, kiểm tra hoạt động PBGDPL và hoạt động của các thành viên trong công tác PBGDPL; giải quyết những vướng mắc, bất cập trong công tác PBGDPL.
5. Thay mặt Hội đồng ký các văn bản liên quan đến các hoạt động của Hội đồng trên cơ sở kết luận cuộc họp của Chủ tịch Hội đồng; hàng năm báo cáo Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ về kết quả hoạt động PBGDPL của ngành GTVT.
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Giao thông vận tải có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Chỉ đạo chung về các hoạt động của Hội đồng.
(2) Phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng; phê duyệt chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của Bộ Giao thông vận tải.
(3) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng để quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
Thay mặt Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hội đồng.
(4) Trong thời gian Hội đồng không họp, trực tiếp chỉ đạo hoặc ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng đôn đốc, kiểm tra hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và hoạt động của các thành viên trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
Giải quyết những vướng mắc, bất cập trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
(5) Thay mặt Hội đồng ký các văn bản liên quan đến các hoạt động của Hội đồng trên cơ sở kết luận cuộc họp của Chủ tịch Hội đồng;
Hàng năm báo cáo Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ về kết quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Giao thông vận tải.
Ai có nhiệm vụ giúp Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật điều hành các công việc thường xuyên của Hội đồng?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế làm việc của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 3200/QĐ-BGTVT năm 2009 quy định nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Hội đồng
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 5 của Quy chế này, Thành viên Hội đồng còn có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Thành viên Hội đồng là Lãnh đạo Vụ Pháp chế có nhiệm vụ giúp Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng, Hội đồng, điều hành các công việc thường xuyên của Hội đồng; trực tiếp lãnh đạo Tổ Thường trực; giải quyết công việc đột xuất của Hội đồng khi cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng đều đi vắng.
2. Thành viên Hội đồng là Lãnh đạo Vụ An toàn giao thông có nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và phối hợp với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Thành viên Hội đồng là Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban ATGTQG, Giám đốc Sở GTVT, Chủ tịch Tập đoàn VINASHIN, Tổng giám đốc các Tổng Công ty: Hàng hải Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng không Việt Nam chỉ đạo công tác tuyên truyền PBGDPL về trật tự, an toàn giao thông.
...
Như vậy, theo quy định, thành viên Hội đồng là Lãnh đạo Vụ Pháp chế có nhiệm vụ giúp Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật điều hành các công việc thường xuyên của Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?