Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? Phương thức làm việc của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương như thế nào? Câu hỏi của chị P (Phú Thọ).

Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương

Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương được quy định tại Điều 3 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1796/QĐ-BCT năm 2023 như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
1. Tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương;
2. Thực hiện báo cáo, thông tin về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương;
3. Đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương; kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập, nảy sinh để điều chỉnh phù hợp; đề xuất với Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương và Bộ Tư pháp giải pháp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và của Bộ Công Thương nói riêng;
4. Đề xuất Lãnh đạo Bộ và Hội đồng thi đua - khen thưởng Bộ Công Thương việc khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc phê bình, yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương.

Theo đó nhiệm vụ của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương như sau:

- Tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương;

- Thực hiện báo cáo, thông tin về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương;

- Đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương;

+ Kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập, nảy sinh để điều chỉnh phù hợp;

+ Đề xuất với Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương và Bộ Tư pháp giải pháp đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và của Bộ Công Thương nói riêng;

- Đề xuất Lãnh đạo Bộ và Hội đồng thi đua - khen thưởng Bộ Công Thương việc khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc phê bình, yêu cầu xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tập thể, cá nhân có sai phạm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương.

Phương thức làm việc của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương như thế nào?

Phương thức làm việc của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương được quy định tại Điều 4 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1796/QĐ-BCT năm 2023 như sau:

- Hoạt động của Hội đồng được thực hiện thông qua hình thức họp tập trung, họp trực tuyến hoặc bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản của các thành viên Hội đồng.

- Hội đồng tổ chức họp theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền.

+ Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập một số thành viên Hội đồng họp để giải quyết công việc của Hội đồng.

+ Tổ Thường trực Hội đồng đề xuất Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng quyết định nội dung, thành phần tham gia, thời gian tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.

+ Thành viên Hội đồng phối hợp chuẩn bị nội dung họp khi có đề nghị của Tổ Thường trực Hội đồng và tham dự đầy đủ các Phiên họp của Hội đồng. Trường hợp vắng mặt, thành viên Hội đồng phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi được ủy quyền)

+ Và cử người tham dự phiên họp thay, đồng thời có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản về các vấn đề được thảo luận tại phiên họp để Tổ Thường trực Hội đồng tổng hợp, báo cáo Hội đồng.

+ Tổ thường trực Hội đồng có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp. Kết luận phiên họp được thông báo tới các thành viên Hội đồng và các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan.

+ Việc tổ chức họp trực tuyến theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng, tài liệu họp được gửi cho các thành viên Hội đồng qua email.

- Tổ chức lấy ý kiến thành viên Hội đồng bằng văn bản

+ Tổ Thường trực Hội đồng gửi dự thảo văn bản liên quan đến hoạt động của Hội đồng để lấy ý kiến thành viên Hội đồng theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng.

+ Khi được yêu cầu tham gia ý kiến bằng văn bản, các thành viên Hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu và gửi ý kiến đến Tổ Thường trực Hội đồng đúng thời gian quy định.

Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào?

Chế độ làm việc của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương được quy định tại Điều 2 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1796/QĐ-BCT năm 2023 như sau:

Nguyên tắc và chế độ làm việc
...
3. Các thành viên Hội đồng, thành viên Tổ thường trực Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
4. Các thành viên Hội đồng có thể huy động đơn vị, cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức mình quản lý hoặc nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Công Thương làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Phổ biến giáo dục pháp luật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phổ biến, giáo dục pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là gì? Ví dụ về mối liên hệ phổ biến? Nguyên tắc phổ biến pháp luật là gì?
Pháp luật
4 hình thức thực hiện pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa 4 hình thức thực hiện pháp luật?
Pháp luật
Pháp luật là gì? Chi tiết các hình thức thực hiện pháp luật? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đúng không?
Pháp luật
Thông tin pháp luật nào sẽ được đăng tải lên trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền?
Pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý có mấy loại? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Pháp luật
Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng là gì?
Pháp luật
Mục đích và yêu cầu của kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hiện nay là gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân năm 2024 là gì?
Pháp luật
Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật có các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phổ biến giáo dục pháp luật
323 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phổ biến giáo dục pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phổ biến giáo dục pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào