Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có được sử dụng con dấu của cơ quan Bảo hiểm xã hội không?
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 2234/QĐ-BHXH năm 2022 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ tư vấn giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
2. Xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Hướng dẫn thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
4. Truyền thông chính sách pháp luật để tạo sự thống nhất đồng thuận, hiệu quả trong tổ chức thực hiện pháp luật.
5. Đánh giá hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Ngành và hiệu quả hoạt động của Hội đồng gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
Như vậy, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Xây dựng chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.
(2) Xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(3) Hướng dẫn thực hiện chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
(4) Truyền thông chính sách pháp luật để tạo sự thống nhất đồng thuận, hiệu quả trong tổ chức thực hiện pháp luật.
(5) Đánh giá hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Ngành và hiệu quả hoạt động của Hội đồng gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 2234/QĐ-BHXH năm 2022 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Xử lý các công việc có tính chất thường xuyên của Hội đồng; thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng phân công; chịu trách nhiệm trước Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
2. Giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành hoạt động chung của Hội đồng, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức các hoạt động của Hội đồng theo kế hoạch, chương trình công tác được Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, phê duyệt.
3. Đôn đốc các thành viên Hội đồng tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý theo chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng.
4. Đề xuất, trình Chủ tịch Hội đồng ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng, chương trình, kế hoạch hoạt động và văn bản khác của Hội đồng.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 6 của Quyết định này;
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng giao.
Như vậy, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Xử lý các công việc có tính chất thường xuyên của Hội đồng;
Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng phân công;
Chịu trách nhiệm trước Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
(2) Giúp Chủ tịch Hội đồng điều hành hoạt động chung của Hội đồng, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức các hoạt động của Hội đồng theo kế hoạch, chương trình công tác được Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, phê duyệt.
(3) Đôn đốc các thành viên Hội đồng tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý theo chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng.
(4) Đề xuất, trình Chủ tịch Hội đồng ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng, chương trình, kế hoạch hoạt động và văn bản khác của Hội đồng.
(5) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên Hội đồng quy định tại Điều 6 Quyết định 2234/QĐ-BHXH năm 2022.
(6) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng giao.
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có được sử dụng con dấu của cơ quan Bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quyết định 2234/QĐ-BHXH năm 2022 quy định về chế độ làm việc và thông tin báo cáo của Hội đồng như sau:
Chế độ làm việc và thông tin báo cáo của Hội đồng
1. Các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Hội đồng được sử dụng con dấu của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
3. Hội đồng có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được sử dụng con dấu của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?