Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học Nghệ thuật Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học Nghệ thuật Hà Nội là cơ quan nào?
Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học Nghệ thuật Hà Nội là cơ quan nào thì khoản 1 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 5113/QĐ-UBND năm 2020 cụ thể:
Hội đồng quản lý Quỹ
1. Hội đồng quản lý Quỹ là cơ quan quản lý của Quỹ, nhân danh Quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Quỹ, các thành viên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích. Hội đồng quản lý Quỹ có tối thiểu 03 thành viên trong đó số lượng thành viên Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam tối thiểu 51% do sáng lập viên đề cử, trường hợp không có đề cử của sáng lập viên thành lập Quỹ, Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý Quỹ nhiệm kỳ tiếp theo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định theo Điều 18 Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý Quỹ không quá 05 năm. Hội đồng quản lý Quỹ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.
Theo đó, Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học Nghệ thuật Hà Nội là cơ quan quản lý của Quỹ, nhân danh Quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Quỹ, các thành viên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích.
Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học Nghệ thuật Hà Nội
(Hình từ Internet)
Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học Nghệ thuật Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học Nghệ thuật Hà Nội quy định ở khoản 2 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 5113/QĐ-UBND năm 2020 cụ thể:
Hội đồng quản lý Quỹ có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hàng năm của Quỹ;
- Quyết định các giải pháp phát triển Quỹ;
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ; quyết định thành lập Ban Kiểm soát Quỹ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Quỹ hoặc ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc Quỹ trong trường hợp Giám đốc Quỹ là người do Quỹ thuê;
Quyết định người phụ trách công tác kế toán và người quản lý khác quy định tại điều lệ Quỹ;
- Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Giám đốc, người phụ trách kế toán Quỹ và người làm việc tại Quỹ theo quy định tại Điều lệ Quỹ và quy định của pháp luật;
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng tài sản, tài chính Quỹ;
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Quỹ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ;
- Quyết định thành lập pháp nhân trực thuộc Quỹ theo quy định tại Điều 33 Nghị định 93/2019/NĐ-CP; thành lập chi nhánh, vãn phòng đại diện Quỹ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 93/2019/NĐ-CP;
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Quỹ;
- Quyết định giải thể hoặc đề xuất những thay đổi về giấy phép thành lập và Điều lệ Quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2020 của Chính phủ và Điều lệ Quỹ.
Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học Nghệ thuật Hà Nội hoạt động theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học Nghệ thuật Hà Nội căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 5113/QĐ-UBND năm 2020 cụ thể:
Hội đồng quản lý Quỹ
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ:
a) Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ triệu tập và chủ trì. Hội đồng quản lý Quỹ họp định kỳ hàng năm (cụ thể 02 lần/ năm), có thể triệu tập họp bất thường theo yêu cầu của quá bán số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ đề nghị để giải quyết các vấn đề cấp bách của Quỹ.. Cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ được coi là hợp lệ khi có hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham dự;
b) Mỗi thành viên Hội đồng quản lý Quỹ có một phiếu biểu quyết. Trong trường hợp số thành viên có mặt tại cuộc họp không đầy đủ, người chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý Quỹ xin ý kiến bằng văn bản, ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt có giá trị như ý kiến của thành viên có mặt tại cuộc họp;
c) Các quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ được thông qua khi có hai phần ba (2/3) thành viên Hội đồng quản lý Quỹ biểu quyết, tán thành.
Như vậy, Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học Nghệ thuật Hà Nội hoạt động phải đảm bảo các nguyên tắc nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?