Hội đồng quân nhân là gì? Hội đồng quân nhân được thành lập ở các cơ quan, đơn vị nào? Thành phần Hội đồng quân nhân bao gồm những ai?
Hội đồng quân nhân là gì? Hội đồng quân nhân được thành lập ở các cơ quan, đơn vị nào?
Căn cứ vào Điều 3 và Điều 5 Thông tư 165/2018/TT-BQP quy định về Hội đồng quân nhân như sau:
Điều 3. Hội đồng quân nhân
Hội đồng quân nhân là tổ chức đại diện cho quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng; được thành lập ở cơ quan, đơn vị; do đại hội quân nhân bầu ra để thực hiện phát huy dân chủ về quân sự - chuyên môn, chính trị, kinh tế - đời sống ở cơ quan, đơn vị.
Điều 5. Tổ chức Hội đồng quân nhân
1. Hội đồng quân nhân được thành lập ở các cơ quan, đơn vị.
a) Đại đội; tiểu đoàn bộ; đồn biên phòng; đội cảnh sát biển; hải đội biên phòng; tiểu khu biên phòng; trạm cảnh sát biển; tiểu đoàn tên lửa phòng không; phi đội không quân; khối cơ quan lữ đoàn, trung đoàn, đoàn cảnh sát biển, ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị tương đương.
b) Cấp phòng của cơ quan sư đoàn, bộ tư lệnh vùng (Hải quân và Cảnh sát biển), bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố và đơn vị tương đương; khối cơ quan sư đoàn khung thường trực; trung đoàn khung thường trực và đơn vị tương đương.
c) Cấp cục và tương đương.
d) Lớp học, đại đội học viên, khoa, ban, phòng và tương đương của học viện, nhà trường, trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện.
đ) Các tổng kho, kho, trạm, xưởng, khối cơ quan doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng.
e) Cơ quan, đơn vị còn lại, căn cứ vào tổ chức biên chế, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của từng đơn vị để thành lập Hội đồng quân nhân (có thể thành lập ghép) cho phù hợp theo quy định tại các điểm a, b, Khoản này.
2. Cơ quan, đơn vị không thành lập Hội đồng quân nhân.
a) Cơ quan, đơn vị có quân số dưới 10 người.
b) Các đơn vị sự nghiệp công lập ở cơ sở.
Hội đồng quân nhân là tổ chức đại diện cho quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng; được thành lập ở cơ quan, đơn vị; do đại hội quân nhân bầu ra để thực hiện phát huy dân chủ về quân sự - chuyên môn, chính trị, kinh tế - đời sống ở cơ quan, đơn vị.
Hội đồng quân nhân được thành lập ở các cơ quan, đơn vị sau:
+ Đại đội; tiểu đoàn bộ; đồn biên phòng; đội cảnh sát biển; hải đội biên phòng; tiểu khu biên phòng; trạm cảnh sát biển; tiểu đoàn tên lửa phòng không; phi đội không quân; khối cơ quan lữ đoàn, trung đoàn, đoàn cảnh sát biển, ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị tương đương.
+ Cấp phòng của cơ quan sư đoàn, bộ tư lệnh vùng (Hải quân và Cảnh sát biển), bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố và đơn vị tương đương; khối cơ quan sư đoàn khung thường trực; trung đoàn khung thường trực và đơn vị tương đương.
+ Cấp cục và tương đương.
+ Lớp học, đại đội học viên, khoa, ban, phòng và tương đương của học viện, nhà trường, trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện.
+ Các tổng kho, kho, trạm, xưởng, khối cơ quan doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng.
+ Cơ quan, đơn vị còn lại, căn cứ vào tổ chức biên chế, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của từng đơn vị để thành lập Hội đồng quân nhân (có thể thành lập ghép) cho phù hợp theo quy định tại các điểm a, b, Khoản này.
Hội đồng quân nhân là gì? (Hình từ Internet)
Thành phần Hội đồng quân nhân bao gồm những ai?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 165/2018/TT-BQP quy định như sau:
Thành phần, tiêu chuẩn, số lượng ủy viên Hội đồng quân nhân
1. Thành phần Hội đồng quân nhân.
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị có đủ tiêu chuẩn đều có thể tham gia ứng cử ủy viên Hội đồng quân nhân.
2. Tiêu chuẩn ủy viên Hội đồng quân nhân.
a) Có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm và tính, chiến đấu cao, có tác phong sâu sát được quần chúng tín nhiệm, có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ được phân công.
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quân nhân phải nắm chắc các hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động của Hội đồng quân nhân và có năng lực tổ chức thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị.
3. Số lượng ủy viên Hội đồng quân nhân.
a) Cơ quan, đơn vị có quân số 60 người trở xuống bầu từ 03 đến 05 ủy viên; trên 60 người bầu không quá 09 ủy viên.
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quân nhân do đại hội quân nhân bầu trong số ủy viên bằng hình thức bỏ phiếu kín. Không cơ cấu Chủ tịch Hội đồng quân nhân là cấp trưởng hoặc bí thư cấp ủy.
4. Bổ sung và miễn nhiệm ủy viên Hội đồng quân nhân.
a) Việc bổ sung ủy viên Hội đồng quân nhân do Hội đồng quân nhân đề nghị cấp ủy, chi bộ quyết định; trường hợp đặc biệt do cấp ủy, chi bộ chỉ định.
b) Nếu ủy viên Hội đồng quân nhân vi phạm pháp luật; vi phạm kỷ luật quân đội phải xử lý, uy tín thấp thì Hội đồng quân nhân đề nghị cấp ủy miễn nhiệm và đề xuất nhân sự thay thế hoặc tổ chức hội nghị quân nhân bầu bổ sung.
Như vậy, thành phần Hội đồng quân nhân bao gồm:
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị có đủ tiêu chuẩn đều có thể tham gia ứng cử ủy viên Hội đồng quân nhân.
Chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng quân nhân được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư 165/2018/TT-BQP.
Hội đồng quân nhân có tham gia vào công tác bình xét khen thưởng, kỷ luật không?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 165/2018/TT-BQP quy định về quyền hạn của Hội đồng quân nhân như sau:
Quyền hạn của Hội đồng quân nhân
1. Hội đồng quân nhân được bí thư cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên ở cơ quan, đơn vị thông báo tình hình, nhiệm vụ chính trị, chủ trương lãnh đạo, kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện hằng tháng, quý, năm; phổ biến về thời sự, chính sách, pháp luật, các chế độ, tiêu chuẩn và những quy định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng.
2. Tham gia ý kiến vào việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; giám sát, phản biện xã hội những vấn đề có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội đồng quân nhân, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, công chức, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng; tham gia giám sát cấp ủy, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, cán bộ, đảng viên về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; góp ý đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên.
3. Tham gia bình xét khen thưởng, kỷ luật trong cơ quan, đơn vị.
4. Chủ tịch Hội đồng quân nhân có trách nhiệm báo cáo xin ý kiến bí thư cấp ủy (chi bộ), người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên nội dung, thời gian sinh hoạt Hội đồng quân nhân, tập thể quân nhân và thông báo, quán triệt cho Hội đồng quân nhân và tập thể quân nhân để tổ chức thực hiện.
Như vậy, Hội đồng quân nhân có các quyền hạn nêu trên. Trong đó bao gồm cả việc tham gia bình xét khen thưởng, kỷ luật trong cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?