Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động tư vấn, giúp Thủ tướng Chính phủ trong những vấn đề gì? Khi thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng được sử dụng con dấu của cơ quan nào?
- Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động tư vấn, giúp Thủ tướng Chính phủ trong những vấn đề gì?
- Để thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động triển khai công việc như thế nào?
- Kinh phí hoạt động của Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động do cơ quan nào bảo đảm?
- Khi thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động được sử dụng con dấu của cơ quan nào?
Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động tư vấn, giúp Thủ tướng Chính phủ trong những vấn đề gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động Ban hành kèm theo Quyết định 1152/2005/QĐ-HĐQG quy định như sau:
Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động (sau đây gọi tắt là Hội đồng) có nhiệm vụ tư vấn, giúp Thủ tướng Chính phủ trong các vấn đề sau:
1. Xác định phương hướng, cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo hộ lao động;
2. Những biện pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách và Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động;
3. Làm đầu mối phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể về công tác bảo hộ lao động, để bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.
Theo quy định trên, Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động, gọi tắt là Hội đồng có nhiệm vụ tư vấn, giúp Thủ tướng Chính phủ trong các vấn đề sau:
- Xác định phương hướng, cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực bảo hộ lao động;
- Những biện pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách và Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động;
- Làm đầu mối phối hợp hoạt động giữa các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể về công tác bảo hộ lao động, để bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.
Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động (Hình từ Internet)
Để thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động triển khai công việc như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động Ban hành kèm theo Quyết định 1152/2005/QĐ-HĐQG quy định như sau:
Căn cứ nhiệm vụ quy định tại Điều 1 Quy chế này, Hội đồng triển khai các công việc sau:
1. Chủ động nghiên cứu, đề xuất, có ý kiến tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về những chủ trương, chính sách, đề án lớn và những vấn đề quan trọng trong công tác bảo hộ lao động;
2. Tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học về Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, các đề án lớn, quan trọng trong công tác bảo hộ lao động;
3. Tham gia ý kiến vào các báo cáo, đề án lớn, quan trọng về bảo hộ lao động theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương hoặc theo yêu cầu của Chính phủ.
Như vậy, căn cứ vào nhiệm vụ tư vấn, giúp Thủ tướng Chính phủ của Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động, Hội đồng triển khai các công việc sau:
- Chủ động nghiên cứu, đề xuất, có ý kiến tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về những chủ trương, chính sách, đề án lớn và những vấn đề quan trọng trong công tác bảo hộ lao động;
- Tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học về Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, các đề án lớn, quan trọng trong công tác bảo hộ lao động;
- Tham gia ý kiến vào các báo cáo, đề án lớn, quan trọng về bảo hộ lao động theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương hoặc theo yêu cầu của Chính phủ.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động do cơ quan nào bảo đảm?
Căn cứ theo Điều 12 Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động Ban hành kèm theo Quyết định 1152/2005/QĐ-HĐQG quy định như sau:
Kinh phí hoạt động của Hội đồng (không bao gồm tiền lương) do ngân sách Nhà nước bảo đảm và được tổng hợp trong Dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Theo đó, kinh phí hoạt động của Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động (không bao gồm tiền lương) do ngân sách Nhà nước bảo đảm và được tổng hợp trong Dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Khi thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động được sử dụng con dấu của cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 14 Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động Ban hành kèm theo Quyết định 1152/2005/QĐ-HĐQG quy định như sau:
Hội đồng được sử dụng con dấu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng.
Theo quy định trên, Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động được sử dụng con dấu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?