Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non làm việc theo nguyên tắc gì? Chương trình làm việc của Hội đồng như thế nào?
- Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non làm việc theo nguyên tắc gì?
- Chương trình làm việc của Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non như thế nào?
- Mỗi thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non không được vắng quá bao nhiêu buổi họp trong một quy trình thẩm định chương trình?
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non làm việc theo nguyên tắc gì?
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định được quy định tại Điều 10 Thông tư 49/2020/TT-BGDĐT như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, trung thực.
2. Cuộc họp của Hội đồng thẩm định được coi là hợp lệ khi có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt), Thư ký và ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia, các thành viên vắng mặt đã gửi ý kiến bằng văn bản đựng trong phong bì được niêm phong gửi cho người chủ trì cuộc họp. Trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải có đại diện đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định.
3. Kết quả mỗi cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải được ghi thành biên bản cuộc họp. Biên bản cuộc họp phải có chữ ký của người chủ trì cuộc họp, Thư ký Hội đồng thẩm định, đại diện đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định.
4. Trong quá trình thẩm định, Hội đồng thẩm định đề xuất với đơn vị tổ chức thẩm định xin ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu cần thiết).
Theo quy định trên, Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non làm việc tập trung, dân chủ, khách quan, trung thực.
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non (Hình từ Internet)
Chương trình làm việc của Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non như thế nào?
Chương trình làm việc của Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non được quy định tại Điều 12 Thông tư 49/2020/TT-BGDĐT như sau:
(1) Thư ký Hội đồng thẩm định công bố Quyết định thành lập hội đồng.
(2) Hội đồng thẩm định thông qua chương trình làm việc.
(3) Đại diện cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn trình bày quá trình tổ chức biên soạn chương trình giáo dục mầm non.
(4) Thành viên Hội đồng thẩm định trình bày ý kiến phản biện, nhận xét về chương trình giáo dục mầm non.
(5) Đại diện cơ quan, đơn vị chủ trì biên soạn giải trình những vấn đề liên quan đến chương trình giáo dục mầm non, tài liệu theo đề nghị của thành viên Hội đồng thẩm định.
(6) Hội đồng thẩm định bầu Ban kiểm phiếu và bỏ phiếu thẩm định theo quy định.
(7) Ban kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu; ghi biên bản kiểm phiếu; Trưởng Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu. Trường hợp cho 02 hoặc 03 mức kết quả thẩm định bằng nhau thì kết quả bỏ phiếu căn cứ vào ý kiến kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
(8) Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận nội dung cuộc họp thẩm định.
(9) Hội đồng thẩm định thông qua biên bản cuộc họp thẩm định.
(10) Hội đồng thẩm định gửi Bộ trưởng báo cáo thẩm định sau năm (05) ngày kết thúc làm việc.
Mỗi thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non không được vắng quá bao nhiêu buổi họp trong một quy trình thẩm định chương trình?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 49/2020/TT-BGDĐT như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định
...
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký Hội đồng thẩm định
a) Giúp Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc và tổ chức các phiên họp của Hội đồng thẩm định;
b) Lập biên bản, báo cáo tổng hợp các ý kiến, kiến nghị trong các phiên họp của Hội đồng thẩm định; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực về nội dung biên bản các cuộc họp của Hội đồng thẩm định;
c) Dự thảo kết luận của Chủ tịch Hội đồng về mức kết quả thẩm định chương trình;
d) Trong thời hạn không quá mười hai (12) ngày làm việc sau khi Hội đồng thẩm định có báo cáo kết luận phải tập hợp và chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan cho đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng thẩm định
a) Được quyền yêu cầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan để phục vụ công tác thẩm định;
b) Nghiên cứu bản thảo chương trình, các tài liệu liên quan do đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định cung cấp;
c) Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về dự thảo chương trình trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định; viết đánh giá, nhận xét về dự thảo chương trình theo các mẫu của Hội đồng thẩm định. Mỗi thành viên Hội đồng thẩm định không được vắng quá một phần ba (1/3) tổng số cuộc họp trong một quy trình thẩm định chương trình quy định tại Điều 10 Thông tư này. Trường hợp không tham gia cuộc họp của Hội đồng thẩm định thì phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định và gửi ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản đựng trong phong bì được niêm phong gửi cho người chủ trì trước thời điểm tổ chức cuộc họp;
d) Chịu trách nhiệm về các ý kiến nhận xét, đánh giá trong quá trình thẩm định chương trình;
đ) Được quyền bảo lưu các ý kiến cá nhân; được gửi các ý kiến cá nhân tới đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định bằng văn bản;
e) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định giao.
Theo đó, mỗi thành viên Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục mầm non không được vắng quá một phần ba (1/3) tổng số cuộc họp trong một quy trình thẩm định chương trình.
Trường hợp không tham gia cuộc họp của Hội đồng thẩm định thì phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định và gửi ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản đựng trong phong bì được niêm phong gửi cho người chủ trì trước thời điểm tổ chức cuộc họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?