Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông phải có bao nhiêu thành viên là giáo viên dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông?
- Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông phải có bao nhiêu thành viên là giáo viên dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông?
- Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông hoạt động theo nguyên tắc như thế nào?
- Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thực hiện thẩm định chương trình như thế nào?
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông phải có bao nhiêu thành viên là giáo viên dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông?
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 7 Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT quy định về Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông như sau:
Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông là tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định chương trình giáo dục phổ thông; chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
2. Hội đồng thẩm định bao gồm giáo viên dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông, giảng viên của các cơ sở đào tạo sư phạm, cán bộ nghiên cứu, chuyên gia giáo dục phổ thông, đại diện các tổ chức có liên quan. Hội đồng thẩm định phải có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên là giáo viên dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông, số lượng thành viên Hội đồng thẩm định phải là số lẻ, tối thiểu là 07 (bảy) người.
3. Cơ cấu Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định.
5. Hội đồng thẩm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Theo quy định trên thì Hội đồng thẩm định bao gồm:
- Giáo viên dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông;
- Giảng viên của các cơ sở đào tạo sư phạm;
- Cán bộ nghiên cứu;
- Chuyên gia giáo dục phổ thông;
- Đại diện các tổ chức có liên quan.
Trong đó, giáo viên dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông phải chiếm ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên của Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông hoạt động theo nguyên tắc như thế nào?
Nguyên tắc làm việc của các Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được quy định tại Điều 10 Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT như sau:
- Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, trung thực.
- Cuộc họp của Hội đồng thẩm định được coi là hợp lệ khi có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch (trong trường hợp Chủ tịch vắng mặt), Thư ký và ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia, các thành viên vắng mặt đã gửi ý kiến bằng văn bản đựng trong phong bì được niêm phong hoặc gửi qua thư điện tử cho người chủ trì cuộc họp.
Trong các cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải có đại diện đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định.
- Kết quả mỗi cuộc họp của Hội đồng thẩm định phải được ghi thành biên bản cuộc họp.
Biên bản cuộc họp phải có chữ ký của người chủ trì cuộc họp, Thư ký Hội đồng thẩm định, đại diện đơn vị chủ trì tổ chức thẩm định.
- Trong quá trình thẩm định, Hội đồng thẩm định đề xuất với đơn vị tổ chức thẩm định xin ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nếu cần thiết.
Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thực hiện thẩm định chương trình như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT thì việc thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện như sau:
* Thành viên Hội đồng thẩm định đọc thẩm định:
Chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng thẩm định, dự thảo chương trình được gửi cho các thành viên Hội đồng thẩm định; Thành viên Hội đồng thẩm định đọc, nghiên cứu dự thảo và ghi nhận xét về dự thảo theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT.
* Họp Hội đồng thẩm định để tiến hành thảo luận chung về dự thảo theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT.
* Thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá dự thảo
- Đánh giá và xếp loại dự thảo theo từng tiêu chí vào một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Chưa đạt";
- Đánh giá chung dự thảo, xếp dự thảo vào một trong ba loại: "Đạt", "Đạt nhưng cần sửa chữa", "Chưa đạt";
+ Dự thảo được xếp loại "Đạt" nếu kết quả đánh giá theo tất cả các tiêu chí đều thuộc loại “Đạt”;
+ Dự thảo được xếp loại "Đạt nhưng cần sửa chữa" nếu kết quả đánh giá theo tất cả các tiêu chí đều thuộc loại "Đạt" và "Đạt nhưng cần sửa chữa", trong đó kết quả đánh giá theo Tiêu chí 1, Tiêu chí 2 đối với chương trình tổng thể và Tiêu chí 1, Tiêu chí 2 đối với chương trình môn học đều thuộc loại "Đạt";
+ Dự thảo được xếp loại "Chưa đạt" đối với các trường hợp còn lại.
* Hội đồng thẩm định đánh giá dự thảo chương trình.
- Nếu dự thảo có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia biểu quyết xếp loại "Đạt" thì dự thảo được gửi cho cơ quan tổ chức thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Nếu dự thảo có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tham gia biểu quyết xếp loại "Đạt" và "Đạt nhưng cần sửa chữa" thì dự thảo sẽ được chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định; dự thảo với những nội dung đã sửa hoặc bảo lưu, kèm theo ý kiến giải trình đối với nội dung bảo lưu, được chuyển đến Hội đồng thẩm định đề thẩm định lại.
Quy trình thẩm định lại được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?