Hội đồng thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính do cơ quan nào thành lập và bao gồm những Bộ nào?
- Hội đồng thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính do cơ quan nào thành lập và gồm những Bộ nào?
- Thành viên Hội đồng thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính đánh giá kết quả kiểm kê khí nhà kính theo những nội dung nào?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia bao lâu một lần?
Hội đồng thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính do cơ quan nào thành lập và gồm những Bộ nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Quy trình thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực
1. Bộ quản lý lĩnh vực thành lập và tổ chức họp Hội đồng thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm: đại diện Bộ quản lý lĩnh vực, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ có liên quan và các chuyên gia có chuyên môn phù hợp.
...
Chiếu theo quy định này thì Hội đồng thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính do Bộ quản lý lĩnh vực thành lập và gồm đại diện Bộ quản lý lĩnh vực, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ có liên quan và các chuyên gia có chuyên môn phù hợp.
Hội đồng thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính do cơ quan nào thành lập và bao gồm những Bộ nào? (hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính đánh giá kết quả kiểm kê khí nhà kính theo những nội dung nào?
Tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Quy trình thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực
...
2. Các thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá kết quả kiểm kê khí nhà kính theo các nội dung chính như sau:
a) Sự đầy đủ về nội dung, thông tin, dữ liệu kiểm kê khí nhà kính;
b) Sự phù hợp về việc xác định các nguồn phát thải, bể hấp thụ khí nhà kính;
c) Sự phù hợp của phương pháp kiểm kê khí nhà kính, hệ số phát thải áp dụng, phương pháp kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và hệ thống thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà kính của Bộ quản lý lĩnh vực;
d) Đánh giá sự chính xác và độ tin cậy của kết quả kiểm kê khí nhà kính.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Hội đồng thẩm định thông qua và gửi Bộ quản lý lĩnh vực biên bản họp với các nội dung chính như sau:
a) Đánh giá về quá trình thực hiện và kết quả kiểm kê khí nhà kính;
b) Những tồn tại, hạn chế của kết quả kiểm kê khí nhà kính;
c) Các yêu cầu, khuyến nghị liên quan đến việc hoàn thiện kết quả kiểm kê khí nhà kính trên cơ sở ý kiến của các thành viên hội đồng;
d) Kết luận của Hội đồng thẩm định.
4. Bộ quản lý lĩnh vực tổ chức hiệu chỉnh kết quả kiểm kê khí nhà kính theo kết luận của Hội đồng thẩm định, làm cơ sở xây dựng báo cáo của Bộ quản lý lĩnh vực phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia.
Đối chiếu với quy định trên thì thành viên Hội đồng thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính đánh giá kết quả kiểm kê khí nhà kính theo những nội dung chính sau:
- Sự đầy đủ về nội dung, thông tin, dữ liệu kiểm kê khí nhà kính;
- Sự phù hợp về việc xác định các nguồn phát thải, bể hấp thụ khí nhà kính;
- Sự phù hợp của phương pháp kiểm kê khí nhà kính, hệ số phát thải áp dụng, phương pháp kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và hệ thống thông tin, dữ liệu về phát thải khí nhà kính của Bộ quản lý lĩnh vực;
- Đánh giá sự chính xác và độ tin cậy của kết quả kiểm kê khí nhà kính.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia bao lâu một lần?
Tại khoản 4 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
...
3. Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, cập nhật 02 năm một lần trên cơ sở tỷ trọng phát thải khí nhà kính trên tổng phát thải khí nhà kính quốc gia; điều kiện và tình hình phát triển kinh tế - xã hội; tiêu thụ nhiên liệu, năng lượng trên đơn vị sản phẩm, dịch vụ đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; ban hành hệ thống quốc gia kiểm kê khí nhà kính; hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
b) Định kỳ xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia 02 năm một lần;
c) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính và kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với lĩnh vực, cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
5. Bộ quản lý lĩnh vực thuộc đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ 02 năm một lần đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của kỳ báo cáo tiếp theo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm trong lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp;
c) Hướng dẫn quy trình, quy định kỹ thuật về đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực;
d) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hằng năm trong phạm vi quản lý đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 của kỳ báo cáo tiếp theo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
đ) Hướng dẫn việc lựa chọn, áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý để giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với quy mô và ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia định kỳ 2 năm một lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?