Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương trong cơ sở giáo dục mầm non do ai quyết định thành lập?
- Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương trong cơ sở giáo dục mầm non do ai quyết định thành lập?
- Người tham gia biên soạn tài liệu trong cơ sở giáo dục mầm non được đề nghị thẩm định có được tham gia Hội đồng thẩm định tài liệu?
- Hội đồng thẩm định tài liệu trong cơ sở giáo dục mầm non làm việc theo nguyên tắc nào?
Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương trong cơ sở giáo dục mầm non do ai quyết định thành lập?
Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương trong cơ sở giáo dục mầm non do ai quyết định thành lập, thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 30/2021/TT-BGDĐT như sau:
Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định tài liệu
1. Hội đồng thẩm định tài liệu
a) Hội đồng thẩm định tài liệu (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập; Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập;
b) Hội đồng gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan; có ít nhất 02 (hai) thành viên là giáo viên đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non. số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 07 (bảy) người;
c) Hội đồng gồm: Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương trong cơ sở giáo dục mầm non do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập.
Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương trong cơ sở giáo dục mầm non do ai quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Người tham gia biên soạn tài liệu trong cơ sở giáo dục mầm non được đề nghị thẩm định có được tham gia Hội đồng thẩm định tài liệu?
Người tham gia biên soạn tài liệu trong cơ sở giáo dục mầm non được đề nghị thẩm định có được tham gia Hội đồng thẩm định, thì theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 30/2021/TT-BGDĐT như sau:
Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định tài liệu
…
2. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng
a) Có phẩm chất đạo đức tốt; có đủ thời gian và sức khoẻ để tham gia thẩm định tài liệu;
b) Có trình độ từ đại học trở lên, am hiểu khoa học giáo dục mầm non, có chuyên môn phù hợp với tài liệu được thẩm định; trường hợp thành viên Hội đồng là giáo viên phải có thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trực tiếp tại cơ sở giáo dục mầm non từ đủ 05 (năm) năm trở lên;
c) Người tham gia biên soạn tài liệu được đề nghị thẩm định không được tham gia Hội đồng thẩm định.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người tham gia biên soạn tài liệu trong cơ sở giáo dục mầm non được đề nghị thẩm định không được tham gia Hội đồng thẩm định tài liệu.
Hội đồng thẩm định tài liệu trong cơ sở giáo dục mầm non làm việc theo nguyên tắc nào?
Hội đồng thẩm định tài liệu trong cơ sở giáo dục mầm non làm việc theo nguyên tắc được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Thông tư 30/2021/TT-BGDĐT như sau:
Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định tài liệu
…
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng
a) Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan ban hành quyết định thành lập Hội đồng và tổ chức thực hiện kế hoạch làm việc của Hội đồng; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng; giải quyết theo thẩm quyền và kiến nghị với cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thẩm định tài liệu; thực hiện các quyền, nhiệm vụ khác theo điểm c khoản 4 Điều này;
b) Thư ký Hội đồng giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc của Hội đồng; lập biên bản tổng hợp đầy đủ ý kiến của các thành viên Hội đồng; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
c) Các Ủy viên Hội đồng có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp Hội đồng; có ý kiến bằng văn bản và chịu trách nhiệm về ý kiến, nhận xét, đánh giá trong quá trình thẩm định tài liệu. Trường hợp không thể tham gia họp Hội đồng thẩm định phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng trước thời điểm tổ chức họp ít nhất ½ (một phần hai) ngày và có ý kiến bằng văn bản; thực hiện các nhiệm vụ khác do sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, trung thực;
b) Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có % (ba phần tư) tổng số thành viên tham gia trở lên, trong đó có Chủ tịch, Thư ký Hội đồng;
c) Kết quả của mỗi cuộc họp Hội đồng được ghi thành biên bản, trong đó bao gồm đầy đủ các ý kiến của các thành viên và được công khai tại Hội đồng. Biên bản phải có chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp Hội đồng;
d) Trong quá trình thẩm định, Hội đồng có thể đề xuất với đơn vị tổ chức thẩm định để xin ý kiến tư vấn chuyên môn của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan nếu cần thiết.
Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng thẩm định tài liệu trong cơ sở giáo dục mầm non làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, trung thực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?