Hội đồng thi cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ gồm những thành phần nào?
- Hội đồng thi cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ gồm những thành phần nào?
- Hội đồng thi cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ có những trách nhiệm và quyền hạn gì trong công tác đào tạo học viên?
Hội đồng thi cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ gồm những thành phần nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2017/TT-BGTVT quy định về tổ chức thi như sau:
Tổ chức thi
1. Cơ sở kinh doanh đào tạo thành lập Hội đồng thi có tối thiểu 05 người, bao gồm:
a) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng thi là Lãnh đạo Cơ sở kinh doanh đào tạo;
b) Ủy viên Hội đồng thi là cán bộ, giảng viên của Cơ sở kinh doanh đào tạo; số lượng ủy viên phụ thuộc vào số phòng thi (mỗi phòng thi có 02 cán bộ coi thi);
c) Hội đồng thi tự giải thể sau khi Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp chứng chỉ cho học viên theo quy định.
...
Theo đó, hội đồng thi cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ do cơ sở kinh doanh đào tạo thành lập có tối thiểu 5 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng thi là Lãnh đạo Cơ sở kinh doanh đào tạo;
- Ủy viên Hội đồng thi là cán bộ, giảng viên của Cơ sở kinh doanh đào tạo; số lượng ủy viên phụ thuộc vào số phòng thi (mỗi phòng thi có 02 cán bộ coi thi);
Lưu ý: Hội đồng thi tự giải thể sau khi Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ cho học viên theo quy định.
Đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ (Hình từ Internet)
Hội đồng thi cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 29/2017/TT-BGTVT quy định về tổ chức thi như sau:
Tổ chức thi
...
2. Nhiệm vụ của Hội đồng thi
a) Chịu toàn bộ trách nhiệm có liên quan đến quá trình tổ chức thi;
b) Tổ chức ra đề, bảo mật đề thi;
c) Kiểm tra, xác định danh sách học viên đủ điều kiện dự thi;
d) Tổ chức thi, bảo mật bài thi, số phách; chấm thi và báo cáo kết quả thi.
...
Theo đó, hội đồng thi cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Chịu toàn bộ trách nhiệm có liên quan đến quá trình tổ chức thi;
- Tổ chức ra đề, bảo mật đề thi;
- Kiểm tra, xác định danh sách học viên đủ điều kiện dự thi;
- Tổ chức thi, bảo mật bài thi, số phách; chấm thi và báo cáo kết quả thi.
Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ có những trách nhiệm và quyền hạn gì trong công tác đào tạo học viên?
Theo Điều 8 Thông tư 29/2017/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ
1. Tổ chức đào tạo theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Bố trí giảng viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên đề giảng dạy và bảo đảm đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 12c của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016).
3. Tổ chức thi và lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này.
4. Duy trì, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo thẩm tra viên.
5. Thu và sử dụng học phí đào tạo theo quy định hiện hành.
6. Lập và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
7. Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.
8. Báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, về công tác đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ của năm trước.
Theo đó, trong công tác đào tạo học viên, cơ sở kinh doanh đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ có những trách nhiệm và quyền hạn như sau:
- Tổ chức đào tạo theo quy định tại Điều 5 Thông tư 29/2017/TT-BGTVT.
- Bố trí giảng viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên đề giảng dạy và bảo đảm đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 12c Nghị định số 11/2010/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 64/2016/NĐ-CP).
- Tổ chức thi và lập hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2017/TT-BGTVT, Điều 7 Thông tư 29/2017/TT-BGTVT.
- Duy trì, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo thẩm tra viên.
- Thu và sử dụng học phí đào tạo theo quy định hiện hành.
- Lập và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
- Chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.
- Báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, về công tác đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ của năm trước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?