Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp được quy định như thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của từng Hội đồng là gì?
- Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương bao gồm những ai? Số lượng thành viên sẽ do ai quyết định?
- Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp bộ được tổ chức như thế nào? Thành phần hội đồng bao gồm những ai?
- Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp tỉnh được quy định như thế nào? Ai là chủ tịch hội đồng khen thưởng cấp tỉnh?
Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương bao gồm những ai? Số lượng thành viên sẽ do ai quyết định?
Căn cứ vào Điều 61 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương
1. Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.
2. Thành phần Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ;
b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch nước là Phó Chủ tịch thứ nhất; Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là Phó Chủ tịch thường trực; Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là Phó Chủ tịch.
3. Chủ tịch Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương quyết định thành phần, số lượng các ủy viên và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
4. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan thường trực của Hội đồng thi đua, khen thưởng Trung ương.
Như vậy, Hội đồng thi đua, khen thưởng trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp trung ương gồm có:
+ Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ;
+ Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch nước là Phó Chủ tịch thứ nhất; Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là Phó Chủ tịch thường trực; Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là Phó Chủ tịch.
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định thành phần, số lượng các ủy viên và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
+ Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan thường trực của Hội đồng thi đua, khen thưởng Trung ương.
Hội đồng thi đua, khen thưởng các cấp được quy định như thế nào?
(Hình từ Internet)
Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp bộ được tổ chức như thế nào? Thành phần hội đồng bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Nghị định 91/2017/NĐ-CP (Trách nhiệm của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cấp bộ được hướng dẫn bởi Điều 11 Thông tư 12/2019/TT-BNV) như sau:
Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp bộ
1. Hội đồng thi đua, khen thưởng bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể trung ương về công tác thi đua, khen thưởng.
2. Thành phần Hội đồng, gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể trung ương;
b) Hội đồng có từ 03 đến 04 Phó Chủ tịch. Vụ trưởng Vụ Thi đua, khen thưởng là Phó Chủ tịch thường trực; đối với bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương chưa thành lập Vụ Thi đua, khen thưởng thì Trưởng phòng (ban) thi đua, khen thưởng là Ủy viên thường trực. Các Phó Chủ tịch khác và các ủy viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
Thành phần Hội đồng thi đua, khen thưởng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
3. Hội đồng có các nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể trung ương phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;
c) Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể trung ương kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng;
d) Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể trung ương quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể ở trung ương hướng dẫn thành lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần đối với Hội đồng thi đua, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp bộ.
5. Vụ (Phòng, Ban) Thi đua, khen thưởng của các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương là thường trực của Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp bộ.
Đối với bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương chưa thành lập Vụ (Phòng, Ban) Thi đua, khen thưởng thì đơn vị phụ trách công tác thi đua, khen thưởng là thường trực của Hội đồng.
Như vậy, Hội đồng thi đua, khen thưởng bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể trung ương về công tác thi đua, khen thưởng.
+ Thành phần Hội đồng, gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể trung ương;
+ Hội đồng có từ 03 đến 04 Phó Chủ tịch. Vụ trưởng Vụ Thi đua, khen thưởng là Phó Chủ tịch thường trực; đối với bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương chưa thành lập Vụ Thi đua, khen thưởng thì Trưởng phòng (ban) thi đua, khen thưởng là Ủy viên thường trực. Các Phó Chủ tịch khác và các ủy viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
+ Thành phần Hội đồng thi đua, khen thưởng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
+ Nhiệm vụ của Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp bộ được quy định như khoản 3 nêu trên. Bên cạnh đó, trách nhiệm của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cấp bộ được hướng dẫn bởi Điều 11 Thông tư 12/2019/TT-BNV.
Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp tỉnh được quy định như thế nào? Ai là chủ tịch hội đồng khen thưởng cấp tỉnh?
Căn cứ vào Điều 63 Nghị định 91/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh
1. Hội đồng thi đua, khen thưởng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác thi đua, khen thưởng của địa phương.
2. Thành phần Hội đồng, gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Hội đồng có từ 03 đến 04 Phó Chủ tịch. Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh làm Phó Chủ tịch thường trực. Các Phó Chủ tịch và các ủy viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
3. Hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;
c) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng;
d) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh hướng dẫn thành lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần đối với Hội đồng thi đua, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh.
5. Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp tỉnh.
Như vậy, Hội đồng thi đua khen thưởng cấp tỉnh là cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác thi đua, khen thưởng của địa phương.
Thành phần Hội đồng, gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Hội đồng có từ 03 đến 04 Phó Chủ tịch. Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh làm Phó Chủ tịch thường trực. Các Phó Chủ tịch và các ủy viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
+ Nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng thi đua khen thưởng cấp tỉnh quy định như khoản 3 nêu trên. Bên cạnh đó, trách nhiệm của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cấp tỉnh được hướng dẫn bởi Điều 11 Thông tư 12/2019/TT-BNV.
Trên đây là các quy định liên quan đến Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp để anh tham khảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?