Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những thành phần nào?
- Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những thành phần nào?
- Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc theo những nguyên tắc nào?
- Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những thành phần nào?
Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những thành phần nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT quy định về Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ, trực thuộc Bộ, Đại học quốc gia
...
2. Thành phần Hội đồng
a) Chủ tịch hội đồng là thủ trưởng đơn vị;
b) Hội đồng có 02 Phó Chủ tịch, bao gồm phó thủ trưởng đơn vị phụ trách công tác thi đua, khen thưởng và Chủ tịch Công đoàn đơn vị;
c) Các ủy viên bao gồm, đại diện cấp ủy Đảng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trưởng bộ phận chuyên môn liên quan và 01 ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng là trưởng bộ phận thi đua, khen thưởng hoặc người được giao phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị.
...
Theo đó, Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm những thành phần như sau:
- Chủ tịch hội đồng là thủ trưởng đơn vị;
- Hội đồng có 02 Phó Chủ tịch, bao gồm phó thủ trưởng đơn vị phụ trách công tác thi đua, khen thưởng và Chủ tịch Công đoàn đơn vị;
- Các ủy viên bao gồm, đại diện cấp ủy Đảng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trưởng bộ phận chuyên môn liên quan và 01 ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng là trưởng bộ phận thi đua, khen thưởng hoặc người được giao phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị.
Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc theo những nguyên tắc nào?
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT quy định về Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ, trực thuộc Bộ, Đại học quốc gia
...
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và biểu quyết theo tỷ lệ quy định. Trường hợp ý kiến các thành viên Hội đồng ngang nhau thì ý kiến quyết định là của Chủ tịch Hội đồng;
b) Các cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng tham dự. Trường hợp vắng mặt, thành viên Hội đồng phải được Chủ tịch Hội đồng đồng ý và gửi lại phiếu bầu.
...
Theo đó, Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc theo những nguyên tắc như sau:
- Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và biểu quyết theo tỷ lệ quy định. Trường hợp ý kiến các thành viên Hội đồng ngang nhau thì ý kiến quyết định là của Chủ tịch Hội đồng;
- Các cuộc họp của Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên của Hội đồng tham dự. Trường hợp vắng mặt, thành viên Hội đồng phải được Chủ tịch Hội đồng đồng ý và gửi lại phiếu bầu.
Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 21/2020/TT-BGDĐT quy định về Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ, trực thuộc Bộ, Đại học quốc gia
...
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
a) Tham mưu cho thủ trưởng đơn vị triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ về công tác thi đua, khen thưởng; triển khai, phát động phong trào thi đua theo thẩm quyền;
b) Tham mưu xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua và khen thưởng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng của đơn vị; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đấy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn, báo cáo cấp có thẩm quyền;
c) Tham mưu cho thủ trưởng đơn vị quyết định tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Theo đó, Hội đồng thi đua, khen thưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tham mưu cho thủ trưởng đơn vị triển khai các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ về công tác thi đua, khen thưởng; triển khai, phát động phong trào thi đua theo thẩm quyền;
- Tham mưu xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua và khen thưởng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng của đơn vị; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đấy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn, báo cáo cấp có thẩm quyền;
- Tham mưu cho thủ trưởng đơn vị quyết định tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?