Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Thanh tra bao gồm những ai? Có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Thanh tra gồm những ai?
Theo Điều 3 Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Thanh tra ban hành kèm theo Quyết định 515/QĐ-TTCP năm 2024, Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Thanh tra có 19 thành viên, gồm:
(1) Phó Tổng Thanh tra Chính phủ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng - Chủ tịch Hội đồng;
(2) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Phó Chủ tịch Hội đồng;
(3) Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I) - Ủy viên;
(4) Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II) - Ủy viên;
(5) Vụ trưởng Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III) - Ủy viên;
(6) Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp - Ủy viên;
(7) Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Ủy viên;
(8) Cục trưởng Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I) - Ủy viên;
(9) Cục trưởng Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II) - Ủy viên;
(10) Cục trưởng Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III) - Ủy viên;
(11) Cục trưởng Cục Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV) - Ủy viên;
(12) Cục trưởng Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Cục V) - Ủy viên;
(13) Trưởng Ban Tiếp công dân trung ương - Ủy viên;
(14) Chánh Văn phòng - Ủy viên;
(15) Chánh Văn phòng Đảng - Đoàn thể - Ủy viên;
(16) Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra - Ủy viên;
(17) Tổng biên tập Báo Thanh tra - Ủy viên;
(18) Chủ tịch Công đoàn Thanh tra Chính phủ - Ủy viên;
(19) Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng - Ủy viên.
Trường hợp các vụ, cục, đơn vị chưa có Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị thì người được giao phụ trách vụ, cục, đơn vị là thành viên Hội đồng.
Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Thanh tra (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Thanh tra có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của các Thành viên Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Thanh tra được quy định tại Điều 4 Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Thanh tra ban hành kèm theo Quyết định 515/QĐ-TTCP năm 2024 như sau:
(1) Chủ tịch Hội đồng lãnh đạo mọi hoạt động của Hội đồng, chủ trì và kết luận các phiên họp của Hội đồng; ký các văn bản triển khai chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thi đua, khen thưởng.
(2) Phó Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm thường trực giải quyết các công việc của Hội đồng, ký các văn bản của Hội đồng theo sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng.
(3) Các Thành viên của Hội đồng chịu trách nhiệm:
- Theo dõi, chỉ đạo công tác thi đua của các cụm, khối thi đua thuộc phạm vi, lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Thực hiện việc xem xét, biểu quyết, bỏ phiếu đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Tổng Thanh tra Chính phủ; tham gia ý kiến đối với các trường hợp hiệp y khen thưởng cấp Nhà nước đối với cá nhân, tập thể Thanh tra Bộ, ngành, địa phương và rà soát đơn thư khiếu nại, tố cáo, các vụ việc vi phạm pháp luật đối với các trường hợp đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước khi có yêu cầu của Tổng Thanh tra Chính phủ;
- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương công tác của Hội đồng theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng và Thường trực Hội đồng, định kỳ 6 tháng và 01 năm báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng;
- Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng theo quy định. Trường hợp vắng mặt không tham dự cuộc họp Hội đồng, thành viên Hội đồng phải báo cáo với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng. Nếu Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng yêu cầu, thành viên vắng mặt phải gửi văn bản phát biểu ý kiến của mình tới Hội đồng hoặc cử cấp Phó của đơn vị tham dự họp thay, người đi họp thay có quyền phát biểu ý kiến nếu được yêu cầu nhưng không có quyền biểu quyết.
(4) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Thanh tra hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Thanh tra được quy định tại Điều 7 Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Thanh tra ban hành kèm theo Quyết định 515/QĐ-TTCP năm 2024, cụ thể như sau:
- Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập thể, tập trung, dân chủ, quyết định theo đa số, các ý kiến khác nhau của các thành viên Hội đồng được bảo lưu và báo cáo với Tổng Thanh tra Chính phủ để xem xét, quyết định. Riêng đối với các trường hợp đặc biệt (suy tôn danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”; “Nhà giáo nhân dân”...) thực hiện theo quy định khác của Luật Thi đua, khen thưởng.
- Hình thức quyết định là lấy ý kiến trực tiếp, bỏ phiếu kín (nếu có thành viên Hội đồng vắng mặt thì phải gửi phiếu lấy ý kiến) hoặc lấy ý kiến bằng văn bản do Chủ tịch Hội đồng quyết định theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Trường hợp số phiếu ngang nhau thì Chủ tịch Hội đồng quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?