Hội đồng thi nâng ngạch công chức do ai thành lập? Hội đồng thi nâng ngạch công chức làm việc theo nguyên tắc nào?
Hội đồng thi nâng ngạch công chức do ai thành lập?
Hội đồng thi nâng ngạch công chức được quy định tại Điều 35 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Hội đồng thi nâng ngạch công chức
1. Hội đồng thi nâng ngạch công chức do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức thành lập. Hội đồng thi có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch;
c) Các uỷ viên Hội đồng là người có chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến việc tổ chức thi nâng ngạch do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch quyết định, trong đó có 01 ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.
...
Như vậy, Hội đồng thi nâng ngạch công chức do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức thành lập. Hội đồng thi nâng ngạch công chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng thi nâng ngạch công chức;
- Phó Chủ tịch Hội đồng thi nâng ngạch công chức;
- Các uỷ viên Hội đồng thi nâng ngạch công chức.
Hội đồng thi nâng ngạch công chức do ai thành lập? Hội đồng thi nâng ngạch công chức làm việc theo nguyên tắc nào? (hình từ internet)
Hội đồng thi nâng ngạch công chức làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng thi nâng ngạch công chức
...
2. Hội đồng thi nâng ngạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng thi nâng ngạch đã biểu quyết. Hội đồng thi nâng ngạch thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông báo kế hoạch, thời gian, nội quy, hình thức, nội dung và địa điểm thi;
b) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có). Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành lập Tổ thư ký giúp việc;
c) Tổ chức thu phí dự thi nâng ngạch và sử dụng theo quy định;
d) Tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
đ) Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức;
g) Hội đồng thi nâng ngạch công chức tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
...
Như vậy, Hội đồng thi nâng ngạch công chức làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng thi nâng ngạch đã biểu quyết.
Đề án thi nâng ngạch công chức gồm nội dung chính nào?
Căn cứ theo Điều 34 Nghị định 138/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 23 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 23 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Xây dựng Đề án thi nâng ngạch công chức
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức phải xây dựng Đề án thi nâng ngạch công chức. Nội dung của Đề án gồm
1. Xác định các vị trí việc làm có nhu cầu bố trí công chức tương ứng với ngạch công chức dự thi nâng ngạch;
2. Số lượng, cơ cấu ngạch công chức chuyên ngành hiện có theo ngạch dự thi tương ứng với vị trí việc làm tại từng cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; số lượng công chức còn thiếu so với cơ cấu ngạch công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm và xác định cụ thể chỉ tiêu nâng ngạch (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này).
3. Danh sách công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử dự thi nâng ngạch ứng với vị trí việc làm có nhu cầu bố trí công chức ở ngạch cao hơn ngạch hiện giữ (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này);
4. Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng thi nâng ngạch;
5. Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi nâng ngạch;
6. Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ thi nâng ngạch.
Như vậy, đề án thi nâng ngạch công chức gồm 06 nội dung chính sau đây:
- Xác định các vị trí việc làm có nhu cầu bố trí công chức tương ứng với ngạch công chức dự thi nâng ngạch;
- Số lượng, cơ cấu ngạch công chức chuyên ngành hiện có theo ngạch dự thi tương ứng với vị trí việc làm tại từng cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; số lượng công chức còn thiếu so với cơ cấu ngạch công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm và xác định cụ thể chỉ tiêu nâng ngạch;
- Danh sách công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử dự thi nâng ngạch ứng với vị trí việc làm có nhu cầu bố trí công chức ở ngạch cao hơn ngạch hiện giữ (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này);
- Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng thi nâng ngạch;
- Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi nâng ngạch;
- Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ thi nâng ngạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?