Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán trung cấp bao gồm những ai? Hội đồng Thi tuyển chọn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán trung cấp bao gồm những ai?
Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán trung cấp (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/TT-TANDTC quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp (sau đây gọi tắt là Hội đồng) gồm: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.
Danh sách cụ thể của Hội đồng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Việc thay đổi các ủy viên Hội đồng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định sau khi có đề nghị của cơ quan mà ủy viên đó đại diện.
Căn cứ trên quy định Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán trung cấp bao gồm:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch;
- 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.
Danh sách cụ thể của Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán trung cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định. Việc thay đổi các ủy viên Hội đồng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định sau khi có đề nghị của cơ quan mà ủy viên đó đại diện.
Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán trung cấp thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo Điều 4 Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/TT-TANDTC quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
Hội đồng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;
2. Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp;
3. Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 68 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân;
4. Ban hành nội quy, quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp;
Căn cứ trên quy định Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán trung cấp thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp;
- Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 68 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể:
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp
...
3. Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán sơ cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự:
a) Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 67 của Luật này;
b) Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên;
c) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp.
...
5. Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán trung cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự:
a) Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 67 của Luật này;
b) Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên;
c) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán cao cấp.
...
- Ban hành nội quy, quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.
Kinh phí hoạt động của Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán trung cấp do cơ quan nào cấp?
Theo Điều 9 Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp ban hành kèm theo Thông tư 03/2016/TT-TANDTC quy định như sau:
Kinh phí hoạt động của Hội đồng
Kinh phí hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do ngân sách nhà nước cấp và nằm trong dự toán kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao.
Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm đối với việc sử dụng kinh phí theo đúng quy định về chế độ tài chính.
Căn cứ trên quy định kinh phí hoạt động của Hội đồng Thi tuyển chọn Thẩm phán trung cấp do ngân sách nhà nước cấp và nằm trong dự toán kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao.
Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm đối với việc sử dụng kinh phí theo đúng quy định về chế độ tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?