Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện có được thành lập các tiểu ban phục vụ hoạt động của Hội đồng không?

Cho tôi hỏi Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện được tổ chức và thành lập như thế nào? Trách nhiệm của Hội đồng Thuốc và điều trị trong việc xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện được quy định thế nào? Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện có thẩm quyền được thành lập các tiểu ban phục vụ hoạt động của Hội đồng không? Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện tổ chức hoạt động như thế nào?

Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư 21/2013/TT-BYT như sau:

* Tổ chức của Hội đồng

- Hội đồng phải được thành lập ở tất cả bệnh viện, do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

- Tùy theo hạng bệnh viện, Hội đồng có ít nhất 5 thành viên trở lên, bao gồm các thành phần sau đây:

+ Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên môn;

+ Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là trưởng khoa Dược bệnh viện;

+ Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược hoặc cả hai thành viên này;

+ Ủy viên gồm:

++ Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và điều dưỡng trưởng bệnh viện;

++ Các bệnh viện hạng II trở lên có thêm ủy viên dược lý hoặc dược sĩ dược lâm sàng;

++ Trưởng phòng Tài chính - Kế toán.

* Hoạt động của Hội đồng

- Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Hội đồng có thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp định kỳ của Hội đồng.

- Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định kỳ trong 1 năm.

- Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng. Tài liệu phải được gửi trước cho các ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp.

- Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện

Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện

Nhiệm vụ của Hội đồng Thuốc và điều trị trong xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện được quy định thế nào?

Trách nhiệm xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện của Hội đồng Thuốc và điều trị được quy định tại Điều 5 Thông tư 21/2013/TT-BYT như sau:

- Nguyên tắc xây dựng danh mục:

+ Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện;

+ Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;

+ Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;

+ Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;

+ Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành;

+ Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.

- Tiêu chí lựa chọn thuốc:

+ Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng. Mức độ tin cậy của các bằng chứng được thể hiện tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định;

+ Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung ứng;

+ Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc;

+ Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất;

+ Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.

+ Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng;

- Các bước xây dựng danh mục thuốc:

+ Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị sử dụng, phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có hại của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy;

+ Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một cách khách quan;

+ Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm điều trị và theo phân loại VEN;

+ Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như: thuốc hạn chế sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần,…).

- Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc.

- Định kỳ hằng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc.

Hội đồng Thuốc và điều trị có quyền lập các tiểu ban không?

Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện được quyền thành lập các tiểu ban theo quy định tại Điều 12 Thông tư 21/2013/TT-BYT như sau:

Chủ tịch Hội đồng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Tùy vào quy mô của Hội đồng, Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập một trong các nhóm (tổ) hoặc tiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tiểu ban:

- Tiểu ban xây dựng danh mục thuốc và giám sát sử dụng thuốc trong bệnh viện;

- Tiểu ban giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp;

- Tiểu ban xây dựng hướng dẫn điều trị;

- Tiểu ban giám sát ADR và sai sót trong điều trị;

- Tiểu ban giám sát thông tin thuốc.

Như vậy, ta thấy, Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện có quyền thành lập các tiểu ban để hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động của Hội đồng theo quy định.

Hội đồng thuốc và điều trị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện có được thành lập các tiểu ban phục vụ hoạt động của Hội đồng không?
Pháp luật
Phương pháp phân tích VEN có được áp dụng để phân tích việc sử dụng thuốc trong bệnh viện không? Phương pháp phân tích VEN được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện được thành lập có ít nhất bao nhiêu thành viên và ai là người chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc cho các buổi họp?
Pháp luật
Hướng dẫn điều trị được Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện xây dựng theo các bước nào và được triển khai thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng thuốc và điều trị
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
13,223 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội đồng thuốc và điều trị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội đồng thuốc và điều trị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào