Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc nào? Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – chương trình thương hiệu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về nguyên tắc làm việc như sau:
Nguyên tắc làm việc
- Mọi hoạt động phải tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quan hệ tổ chức và giải quyết các công việc của chương trình.
- Giải quyết công việc đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm.
- Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc đảm bảo rõ ràng, kịp thời và hiệu quả theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt, theo quy chế đã được ban hành;
- Bảo đảm sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong quá trình giải quyết công việc.
Như vậy, Hội đồng Thương hiệu Quốc gia làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quan hệ tổ chức và giải quyết các công việc của chương trình;
- Giải quyết công việc đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm;
- Tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc đảm bảo rõ ràng, kịp thời và hiệu quả theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt, theo quy chế đã được ban hành;
- Bảo đảm sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong quá trình giải quyết công việc.
Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam làm việc dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4.1 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – chương trình thương hiệu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia như sau:
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia
4.1. Cơ cấu tổ chức
Hội đồng Thương hiệu Quốc gia gồm Bộ trưởng Bộ Thương mại làm Chủ tịch Hội đồng, 01 Thứ trưởng Bộ Thương mại làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, 01 Phó Chủ tịch là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, 01 Phó Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và các ủy viên hội đồng theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ cấu tổ chức của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia gồm Bộ trưởng Bộ Thương mại làm Chủ tịch Hội đồng, 01 Thứ trưởng Bộ Thương mại làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, 01 Phó Chủ tịch là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, 01 Phó Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và các ủy viên hội đồng theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4.2 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – chương trình thương hiệu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia như sau:
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia
…
4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Thực hiện tư vấn cho Chính phủ về xây dựng, phát triển, quảng bá thương hiệu và hình ảnh quốc gia Việt Nam.
- Thông qua hệ thống các tiêu chí và quy trình để lựa chọn thương hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia, thông qua quy trình và hệ thống tiêu chí Giải thưởng Xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ.
- Phê duyệt danh sách các thương hiệu sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình thương hiệu quốc gia, phê duyệt danh sách các doanh nghiệp đạt giải thưởng xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ.
- Được cung cấp báo cáo về các hoạt động, các ấn phẩm, tài liệu của Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
- Được quyền có ý kiến và biểu quyết đối với các nội dung và hoạt động của Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
…
Như vậy, thì Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ:
- Thực hiện tư vấn cho Chính phủ về xây dựng, phát triển, quảng bá thương hiệu và hình ảnh quốc gia Việt Nam.
- Thông qua hệ thống các tiêu chí và quy trình để lựa chọn thương hiệu sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia, thông qua quy trình và hệ thống tiêu chí Giải thưởng Xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ.
Quyền hạn:
- Phê duyệt danh sách các thương hiệu sản phẩm được lựa chọn tham gia chương trình thương hiệu quốc gia, phê duyệt danh sách các doanh nghiệp đạt giải thưởng xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ.
- Được cung cấp báo cáo về các hoạt động, các ấn phẩm, tài liệu của Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
- Được quyền có ý kiến và biểu quyết đối với các nội dung và hoạt động của Chương trình Thương hiệu Quốc gia.
Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam một năm họp bao nhiêu lần?
Căn cứ tại khoản 4.3 Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia – chương trình thương hiệu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 0119/QĐ-BTM năm 2007, có quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia như sau:
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thương hiệu Quốc gia
…
4.3. Phương thức hoạt động
- Hội đồng Thương hiệu Quốc gia họp mỗi năm 2 lần. Trong trường hợp đột xuất, Chủ tịch triệu tập các cuộc họp bất thường.
- Cuộc họp chỉ diễn ra khi có ít nhất 60% số thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia đăng ký tham dự.
- Đối với những vấn đề cần xin ý kiến và lấy biểu quyết của các thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia thì chỉ có các thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia có mặt được quyền biểu quyết, những thành viên cử đại diện thay mặt tham dự không được quyền biểu quyết.
- Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu Quốc gia sẽ chủ trì các cuộc họp Hội đồng Thương hiệu Quốc gia, trường hợp Chủ tịch vắng mặt sẽ ủy nhiệm cho một Phó Chủ tịch thay thế chủ trì cuộc họp.
- Ý kiến biểu quyết được thông qua khi có trên 50% số thành viên Hội đồng Thương hiệu Quốc gia có mặt tại cuộc họp đồng ý với ý kiến đề xuất được đưa ra, những ý kiến dưới 50% sẽ được bảo lưu để xem xét hoặc chuyển Hội đồng các Ban chuyên gia, Ban Tư vấn chiến lược, các Bộ/Ngành liên quan nghiên cứu và cho ý kiến.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam họp mỗi năm 2 lần, nếu trong trường hợp đột xuất, Chủ tịch triệu tập các cuộc họp bất thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?