Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ gì theo quy định?
- Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội là ai?
- Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ gì theo quy định?
- Người đang giữ tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội có quyền tự tiêu hủy tài liệu đó trong trường hợp nào?
Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội là ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 612/QĐ-BHXH năm 2013 quy định về tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước như sau:
Tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
1. Thành lập Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng ở BHXH Việt Nam là Thủ trưởng đơn vị có tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cần tiêu hủy; ở BHXH tỉnh là Giám đốc BHXH tỉnh có tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cần tiêu hủy;
b) Các thành viên Hội đồng ở BHXH Việt Nam là đại diện các đơn vị có liên quan như: Văn phòng, Trung tâm Lưu trữ, Tổ chức cán bộ; ở BHXH tỉnh là đại diện các phòng nghiệp vụ có liên quan đến tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cần tiêu hủy như: Phòng Tổ chức - hành chính, Phòng Tiếp nhận và Quản lý hồ sơ,...
...
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội được quy định cụ thể như sau:
(1) Chủ tịch Hội đồng ở Bảo hiểm xã hội Việt Nam là Thủ trưởng đơn vị có tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước cần tiêu hủy;
(2) Chủ tịch Hội đồng ở Bảo hiểm xã hội tỉnh là Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh có tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cần tiêu hủy.
Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội là ai? (Hình từ Internet)
Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội có những nhiệm vụ gì theo quy định?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 612/QĐ-BHXH năm 2013 quy định về tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước như sau:
Tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
...
2. Nhiệm vụ của Hội đồng tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước:
a) Lập bản thống kê đầy đủ danh mục từng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành BHXH cần tiêu hủy, trong đó phải ghi rõ số công văn, số bản, trích yếu tài liệu, người ký, chức vụ. Nội dung biên bản phải phản ánh phương thức, trình tự tiến hành và người thực hiện tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải theo đúng quy định của pháp luật. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng tiêu hủy;
b) Không để lộ, lọt bí mật nhà nước;
c) Đối với tài liệu bí mật nhà nước là văn bản in trên giấy phải xé, đốt, nghiền nhỏ tới mức không thể chắp ghép, khôi phục được;
d) Đối với vật mang bí mật nhà nước như băng, đĩa đã ghi âm, ghi hình, phim đã chụp, ảnh... phải làm thay đổi toàn bộ hình dạng hoặc tính năng, tác dụng để không thể khai thác và sử dụng được nội dung bí mật nhà nước.
3. Hồ sơ giải độ mật, tiêu hủy bí mật nhà nước được lưu giữ ít nhất là 20 năm.
...
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng tiêu hủy tài liệu bí mật Nhà nước có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Lập bản thống kê đầy đủ danh mục từng tài liệu bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội cần tiêu hủy, trong đó phải ghi rõ số công văn, số bản, trích yếu tài liệu, người ký, chức vụ.
(2) Không để lộ, lọt bí mật Nhà nước;
(3) Đối với tài liệu bí mật Nhà nước là văn bản in trên giấy phải xé, đốt, nghiền nhỏ tới mức không thể chắp ghép, khôi phục được;
(4) Đối với vật mang bí mật Nhà nước như băng, đĩa đã ghi âm, ghi hình, phim đã chụp, ảnh... phải làm thay đổi toàn bộ hình dạng hoặc tính năng, tác dụng để không thể khai thác và sử dụng được nội dung bí mật Nhà nước.
Người đang giữ tài liệu bí mật Nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội có quyền tự tiêu hủy tài liệu đó trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 612/QĐ-BHXH năm 2013 quy định về tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước như sau:
Tổ chức thực hiện việc tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
...
3. Hồ sơ giải độ mật, tiêu hủy bí mật nhà nước được lưu giữ ít nhất là 20 năm.
4. Trong trường hợp cần thiết phải hủy ngay tài liệu, vật mang bí mật nhà nước nếu không sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, chính trị, lợi ích quốc gia mà không có điều kiện tổ chức Hội đồng tiêu hủy, thì người đang giữ bí mật đó có quyền tự tiêu hủy, nhưng phải báo cáo bằng văn bản tới người đứng đầu đơn vị và cơ quan công an cùng cấp. Nếu việc tự tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước không có lý do chính đáng thì người tự tiêu hủy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp cần thiết phải hủy ngay tài liệu bí mật nhà nước nếu không sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho an ninh, chính trị, lợi ích quốc gia mà không có điều kiện tổ chức Hội đồng tiêu hủy, thì người đang giữ bí mật đó có quyền tự tiêu hủy, nhưng phải báo cáo bằng văn bản tới người đứng đầu đơn vị và cơ quan công an cùng cấp.
Lưu ý: Nếu việc tự tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước không có lý do chính đáng thì người tự tiêu hủy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?