Hội đồng trọng tài thương mại gồm bao nhiêu Trọng tài viên nếu các bên không thoả thuận về số lượng Trọng tài viên?
- Hội đồng trọng tài thương mại gồm bao nhiêu Trọng tài viên nếu các bên không thoả thuận về số lượng Trọng tài viên?
- Hội đồng trọng tài thương mại được quyền triệu tập người làm chứng không?
- Trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài thương mại có quyền buộc bên yêu cầu áp dụng thực hiện bảo đảm tài chính không?
Hội đồng trọng tài thương mại gồm bao nhiêu Trọng tài viên nếu các bên không thoả thuận về số lượng Trọng tài viên?
Số lượng Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài thương mại khi các bên không thoả thuận về số lượng Trọng tài viên được quy định tại Điều 39 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
Thành phần Hội đồng trọng tài
1. Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.
2. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.
Theo đó, trong trường hợp các bên trong tranh chấp thương mại không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài thương mại bao gồm 03 Trọng tài viên.
Hội đồng trọng tài thương mại (Hình từ Internet)
Hội đồng trọng tài thương mại được quyền triệu tập người làm chứng không?
Việc Hội đồng trọng tài thương mại được quyền triệu tập người làm chứng không, theo quy định tại Điều 47 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài về triệu tập người làm chứng
1. Theo yêu cầu của một hoặc các bên và xét thấy cần thiết, Hội đồng trọng tài có quyền yêu cầu người làm chứng có mặt tại phiên họp giải quyết tranh chấp. Chi phí cho người làm chứng do bên yêu cầu triệu tập người làm chứng chịu hoặc do Hội đồng trọng tài phân bổ.
2. Trường hợp người làm chứng đã được Hội đồng trọng tài triệu tập hợp lệ mà không đến phiên họp nhưng không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc giải quyết tranh chấp, thì Hội đồng trọng tài gửi văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định triệu tập người làm chứng đến phiên họp của Hội đồng trọng tài. Văn bản phải nêu rõ nội dung vụ việc đang được giải quyết tại Trọng tài; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng; lý do cần triệu tập người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng cần phải có mặt.
...
Theo quy định trên, Hội đồng trọng tài thương mại có quyền yêu cầu người làm chứng có mặt tại phiên họp giải quyết tranh chấp.
Trường hợp người làm chứng đã được Hội đồng trọng tài thương triệu tập hợp lệ mà không đến phiên họp nhưng không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc giải quyết tranh chấp, thì Hội đồng trọng tài gửi văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định triệu tập người làm chứng đến phiên họp của Hội đồng trọng tài.
Trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài thương mại có quyền buộc bên yêu cầu áp dụng thực hiện bảo đảm tài chính không?
Quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài thương mại tại Điều 49 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp.
2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
a) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
b) Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
c) Kê biên tài sản đang tranh chấp;
d) Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;
đ) Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
e) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
3. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều này mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối.
4. Trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng trọng tài có quyền buộc bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài chính.
5. Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây thiệt hại cho bên yêu cầu, bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Như vậy, một trong các bên của tranh chấp thương mại có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài thương mại áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp.
Và trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng trọng tài có quyền buộc bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?