Hội đồng tự đánh giá trường tiểu học do ai thành lập? Thành phần của hội đồng tự đánh giá trường tiểu học gồm những ai?
Quy trình tự đánh giá trường tiểu học gồm bao nhiêu bước?
Tại Điều 23 Mục 1 Chương III Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy trình tự đánh giá
Quy trình tự đánh giá của trường tiểu học gồm các bước sau:
1. Thành lập hội đồng tự đánh giá.
2. Lập kế hoạch tự đánh giá.
3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
4. Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí.
5. Viết báo cáo tự đánh giá.
6. Công bố báo cáo tự đánh giá.
7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Theo đó, quy trình tự đánh giá của trường tiểu học gồm 7 bước sau:
- Thành lập hội đồng tự đánh giá.
- Lập kế hoạch tự đánh giá.
- Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
- Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí.
- Viết báo cáo tự đánh giá.
- Công bố báo cáo tự đánh giá.
- Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Trường tiểu học (Hình từ Internet)
Hội đồng tự đánh giá trường tiểu học do ai thành lập?
Theo hướng dẫn tiểu mục 1 Mục I Phần I Công văn 5932/BGDĐT-QLCL năm 2018 quy định như sau:
QUY TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá
a) Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG. Số lượng thành viên, thành phần tham gia Hội đồng TĐG theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng TĐG được quy định tại Điều 25 Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT.
Theo đó, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG.
Số lượng thành viên, thành phần tham gia Hội đồng TĐG theo quy định tại Điều 24 Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT và Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng TĐG được quy định tại Điều 25 Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT và Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT.
Thành phần của hội đồng tự đánh giá trường tiểu học gồm những ai?
Tại khoản 2 Điều 24 Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hội đồng tự đánh giá
1. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá. Hội đồng có ít nhất 07 (bảy) thành viên.
2. Thành phần của hội đồng tự đánh giá:
a) Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng;
b) Phó chủ tịch hội đồng là phó hiệu trưởng;
c) Thư ký hội đồng là tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ văn phòng hoặc trưởng các bộ phận khác (nếu có) hoặc giáo viên có năng lực của nhà trường;
d) Các ủy viên hội đồng: Đại diện Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục); tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng; đại diện cấp ủy Đảng và các tổ chức đoàn thể; đại diện giáo viên.
Như vậy, thành phần của hội đồng tự đánh giá trường tiểu học bao gồm:
- Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng;
- Phó chủ tịch hội đồng là phó hiệu trưởng;
- Thư ký hội đồng là tổ trưởng tổ chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ văn phòng hoặc trưởng các bộ phận khác (nếu có) hoặc giáo viên có năng lực của nhà trường;
- Các ủy viên hội đồng: Đại diện Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục); tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng; đại diện cấp ủy Đảng và các tổ chức đoàn thể; đại diện giáo viên.
Nhiệm vụ và quyền của hội đồng tự đánh giá trường tiểu học được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền của hội đồng tự đánh giá cụ thể:
- Nhiệm vụ của hội đồng tự đánh giá trường tiểu học:
+ Chủ tịch hội đồng điều hành các hoạt động của hội đồng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác để triển khai tự đánh giá; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá;
+ Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng ủy quyền;
+ Thư ký hội đồng, các ủy viên hội đồng thực hiện công việc do chủ tịch hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao.
- Quyền hạn của hội đồng tự đánh giá trường tiểu học:
+ Tổ chức triển khai hoạt động tự đánh giá và tư vấn cho hiệu trưởng các biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;
+ Lập kế hoạch tự đánh giá; thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khi cơ quan quản lý trực tiếp yêu cầu; công bố báo cáo tự đánh giá; lưu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá của nhà trường;
+ Được đề nghị hiệu trưởng thuê chuyên gia tư vấn để giúp hội đồng triển khai tự đánh giá. Chuyên gia tư vấn có hiểu biết sâu về đánh giá chất lượng và các kỹ thuật tự đánh giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?