Hội đồng tư vấn khối ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hoạt động trong những lĩnh vực nào?
Hội đồng tư vấn khối ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hoạt động trong những lĩnh vực nào?
Căn cứ điểm a khoản 2 Kế hoạch thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với trình độ của giáo dục đại học, giai đoạn 2020-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Mục II Quyết định 436/QĐ-TTG năm 2020 quy định về việc xây dựng và ban hành chuẩn chương trình cho từng lĩnh vực và ngành đào tạo trong giáo dục đại học như sau:
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
...
2. Xây dựng và ban hành chuẩn chương trình cho từng lĩnh vực và ngành đào tạo trong giáo dục đại học
a) Các bộ thành lập Hội đồng tư vấn khối ngành gồm các chuyên gia đầu ngành ở các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục đại học và đại diện của giới doanh nghiệp, công nghiệp và các cơ quan quản lý nguồn nhân lực, hoàn thành trong quý IV năm 2020 để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo cho các ngành, khối ngành của từng lĩnh vực trong giáo dục đại học, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo để thẩm định, ban hành, hoàn thành trong quý IV năm 2022, cụ thể như sau:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội liên quan thành lập các hội đồng tư vấn khối ngành cho các lĩnh vực gồm: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; kinh doanh và quản lý; pháp luật; khoa học sự sống; khoa học tự nhiên; toán và thống kê; máy tính và công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật; kỹ thuật; sản xuất và chế biến; kiến trúc và xây dựng; nông lâm nghiệp và thủy sản; thú y; nhân văn; khoa học xã hội và hành vi; báo chí và thông tin; dịch vụ vận tải; môi trường và bảo vệ môi trường;
- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội liên quan thành lập hội đồng tư vấn khối ngành Sức khỏe;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội liên quan thành lập hội đồng tư vấn khối ngành cho các lĩnh vực gồm: Nghệ thuật; du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân; dịch vụ xã hội;
- Bộ Công An chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thành lập hội đồng tư vấn khối ngành An ninh;
- Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thành lập hội đồng tư vấn khối ngành Quốc phòng.
...
Theo quy định trên thì Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội liên quan thành lập các hội đồng tư vấn khối ngành cho các lĩnh vực gồm: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; kinh doanh và quản lý; pháp luật; khoa học sự sống; khoa học tự nhiên; toán và thống kê; máy tính và công nghệ thông tin; công nghệ kỹ thuật; kỹ thuật; sản xuất và chế biến; kiến trúc và xây dựng; nông lâm nghiệp và thủy sản; thú y; nhân văn; khoa học xã hội và hành vi; báo chí và thông tin; dịch vụ vận tải; môi trường và bảo vệ môi trường.
Hội đồng tư vấn khối ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập hoạt động trong những lĩnh vực nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng tư vấn chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo có cơ cấu tổ chức ra sao?
Căn cứ khoản 4 Điều 13 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng tư vấn khối ngành như sau:
Hội đồng tư vấn khối ngành
...
4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tư vấn khối ngành
a) Hội đồng gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên và Thư ký là các chuyên gia trong lĩnh vực, nhóm ngành, ngành cần xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; có uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn của Hội đồng;
b) Hội đồng có tối thiểu 09 thành viên, trong đó có: đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện Bộ chủ quản; đại diện cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; đại diện một số cơ sở giáo dục đại học; đại diện doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và các cơ quan quản lý nguồn nhân lực; chuyên gia về xây dựng, phát triển và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo;
c) Số lượng, cơ cấu, thành phần cụ thể, tiêu chuẩn thành viên Hội đồng và Chủ tịch Hội đồng tư vấn khối ngành do Bộ chủ quản quyết định;
d) Các Ban chuyên môn của Hội đồng giúp Hội đồng thực hiện các nhiệm vụ theo từng lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Thành viên của mỗi Ban chuyên môn bao gồm một số thành viên Hội đồng và các chuyên gia khác có uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của Ban.
...
Theo đó, Hội đồng tư vấn khối ngành có cơ cấu tổ chức gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên và Thư ký là các chuyên gia trong lĩnh vực, nhóm ngành, ngành cần xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; có uy tín, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn của Hội đồng.
Hội đồng có tối thiểu 09 thành viên, trong đó có: đại diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện Bộ chủ quản; đại diện cơ quan tổ chức xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; đại diện một số cơ sở giáo dục đại học; đại diện doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp và các cơ quan quản lý nguồn nhân lực; chuyên gia về xây dựng, phát triển và bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo.
Nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn khối ngành được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 13 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn khối ngành như sau:
Hội đồng tư vấn khối ngành
...
5. Nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn khối ngành
a) Xác định việc xây dựng chuẩn chương trình đào tạo khối ngành theo từng lĩnh vực hay nhóm ngành và danh mục các ngành liên quan; sự cần thiết phải quy định các yêu cầu cụ thể cho từng ngành;
b) Xây dựng và cập nhật chuẩn chương trình đào tạo khối ngành đảm bảo phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo đối với trình độ tương ứng theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và ban hành;
c) Tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tuân thủ chuẩn chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan chủ trì xây dựng chuẩn chương trình đào tạo giao theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Hội đồng tư vấn khối ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập có những nhiệm vụ sau:
- Xác định việc xây dựng chuẩn chương trình đào tạo khối ngành theo từng lĩnh vực hay nhóm ngành và danh mục các ngành liên quan; sự cần thiết phải quy định các yêu cầu cụ thể cho từng ngành;
- Xây dựng và cập nhật chuẩn chương trình đào tạo khối ngành đảm bảo phù hợp với chuẩn chương trình đào tạo đối với trình độ tương ứng theo quy định, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và ban hành;
- Tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tuân thủ chuẩn chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan chủ trì xây dựng chuẩn chương trình đào tạo giao theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?