Hội đồng tư vấn thẩm định tiến bộ kỹ thuật giống cây trồng hoạt động theo phương thức nào và số lượng thành viên của Hội đồng là bao nhiêu?
Số lượng thành viên Hội đồng tư vấn thẩm định tiến bộ kỹ thuật giống cây trồng là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thành phần, phương thức, trình tự phiên họp của hội đồng
1. Thành phần hội đồng
a) Hội đồng có 07 thành viên gồm: chủ tịch, phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, ủy viên thư ký và các ủy viên; trong đó có 01 thành viên đại diện tổ chức, địa phương nơi ứng dụng tiến bộ kỹ thuật;
b) Những người không được tham gia hội đồng: tác giả, đồng tác giả đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật; cá nhân thuộc tổ chức đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật.
...
Theo đó, Hội đồng tư vấn thẩm định tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng có 07 thành viên gồm: Chủ tịch, phó chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, ủy viên thư ký và các ủy viên; trong đó có 01 thành viên đại diện tổ chức, địa phương nơi ứng dụng tiến bộ kỹ thuật;
Lưu ý: Những người sau đây không được tham gia Hội đồng tư vấn thẩm định tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng:
+ Tác giả, đồng tác giả đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật;
+ Cá nhân thuộc tổ chức đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật.
Hội đồng tư vấn thẩm định tiến bộ kỹ thuật giống cây trồng hoạt động theo phương thức nào và số lượng thành viên của Hội đồng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hội đồng tư vấn thẩm định tiến bộ kỹ thuật giống cây trồng hoạt động theo phương thức nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Thành phần, phương thức, trình tự phiên họp của hội đồng
...
2. Phương thức hoạt động
a) Trước phiên họp ít nhất 07 ngày làm việc, thành viên hội đồng được cung cấp toàn bộ hồ sơ;
b) Phiên họp của hội đồng phải có mặt tối thiểu 05 thành viên của hội đồng, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch, ủy viên thư ký và tối thiểu 01 ủy viên phản biện. Trường hợp 01 ủy viên phản biện vắng mặt, phải gửi ý kiến đánh giá bằng văn bản;
c) Thành viên hội đồng đánh giá tiến bộ kỹ thuật đề nghị công nhận theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Hội đồng đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật khi có tối thiểu 05 thành viên theo danh sách tại Quyết định thành lập hội đồng đánh giá ở mức “Đạt”;
đ) Trong trường hợp cần thiết, hội đồng đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn để thẩm định, đánh giá hiện trường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Biên bản thẩm định, đánh giá hiện trường được lập theo Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Thành viên hội đồng phải trung thực, khách quan, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của hội đồng.
Theo đó, phương thức hoạt động của Hội đồng tư vấn thẩm định tiến bộ kỹ thuật giống cây trồng được quy định như sau:
+ Trước phiên họp ít nhất 07 ngày làm việc, thành viên hội đồng được cung cấp toàn bộ hồ sơ;
+ Phiên họp của hội đồng phải có mặt tối thiểu 05 thành viên của hội đồng, trong đó phải có chủ tịch hoặc phó chủ tịch, ủy viên thư ký và tối thiểu 01 ủy viên phản biện. Trường hợp 01 ủy viên phản biện vắng mặt, phải gửi ý kiến đánh giá bằng văn bản;
+ Thành viên hội đồng đánh giá tiến bộ kỹ thuật đề nghị công nhận theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BNNPTNT;
+ Hội đồng đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật khi có tối thiểu 05 thành viên theo danh sách tại Quyết định thành lập hội đồng đánh giá ở mức “Đạt”;
+ Trong trường hợp cần thiết, hội đồng đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn để thẩm định, đánh giá hiện trường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
Biên bản thẩm định, đánh giá hiện trường được lập theo Mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BNNPTNT;
+ Thành viên hội đồng phải trung thực, khách quan, chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của hội đồng.
Các bước thực hiện phiên họp của Hội đồng tư vấn thẩm định tiến bộ kỹ thuật giống cây trồng như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 04/2018/TT-BNNPTNT quy định trình tự phiên họp của Hội đồng tư vấn thẩm định tiến bộ kỹ thuật giống cây trồng được thực hiện theo các bước sau đây:
+ Ủy viên thư ký đọc quyết định thành lập hội đồng, giới thiệu thành phần và đại biểu tham dự;
+ Chủ tịch hội đồng (hoặc phó chủ tịch hội đồng) điều khiển phiên họp;
+ Ủy viên phản biện đọc nhận xét; các thành viên hội đồng nêu ý kiến nhận xét tiến bộ kỹ thuật; ủy viên thư ký đọc ý kiến đánh giá của thành viên vắng mặt (nếu có) để hội đồng tham khảo;
+ Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm 3 người là ủy viên hội đồng, trong đó có trưởng ban kiểm phiếu và 2 thành viên;
+ Thành viên hội đồng đánh giá, bỏ phiếu công nhận tiến bộ kỹ thuật;
+ Ban kiểm phiếu tổng hợp phiếu đánh giá công nhận tiến bộ kỹ thuật theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BNNPTNT;
+ Hội đồng công bố kết quả kiểm phiếu và thông qua biên bản làm việc của hội đồng theo Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BNNPTNT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty thông tin tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý có phải tổ chức lại công ty thông tin tín dụng không?
- Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được thu thập từ những nguồn nào?
- Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm có là lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã hay không theo quy định?
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?