Hội đồng tư vấn trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp có được hưởng lương không? Phó giám đốc trung tâm có trình độ như thế nào?
Hội đồng tư vấn trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp có được hưởng lương không?
Hội đồng tư vấn trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp có được hưởng lương không, thì theo quy định tại Điều 12 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Hội đồng tư vấn
Hội đồng tư vấn trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp do giám đốc thành lập để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, đại diện các tổ chức trong và ngoài trung tâm nhằm tư vấn cho giám đốc về một số công việc cần thiết, liên quan đến việc triển khai, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trung tâm. Hội đồng tư vấn làm theo vụ việc và không hưởng lương.
Hội đồng tư vấn có thể bao gồm các thành viên trong trung tâm, thành viên ngoài trung tâm đang hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến các hoạt động của trung tâm.
Việc thành lập, tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng tư vấn do giám đốc quy định và phải được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng tư vấn trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp do giám đốc thành lập để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, đại diện các tổ chức trong và ngoài trung tâm nhằm tư vấn cho giám đốc về một số công việc cần thiết, liên quan đến việc triển khai, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của trung tâm.
Hội đồng tư vấn trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp làm theo vụ việc và không hưởng lương.
Hội đồng tư vấn trong trung tâm giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Phó giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ như thế nào?
Phó giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp có trình độ được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Phó giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp
1. Phó giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là người giúp giám đốc trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của trung tâm.
2. Phó giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là người có phẩm chất, đạo đức tốt, sức khỏe tốt; có uy tín và năng lực quản lý; có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Việc bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiễm phó giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó giám đốc
a) Giúp giám đốc trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trung tâm; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của giám đốc và giải quyết các công việc khác do giám đốc giao;
b) Khi giải quyết công việc được giám đốc giao, phó giám đốc thay mặt giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc về kết quả công việc được giao.
Như vậy, theo quy định trên thì phó giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là người có phẩm chất, đạo đức tốt, sức khỏe tốt; có uy tín và năng lực quản lý; có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên.
Việc bổ nhiệm, công nhận, miễn nhiễm phó giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm.
Trưởng phòng chức năng trung tâm giáo dục nghề nghiệp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Trưởng phòng chức năng trung tâm giáo dục nghề nghiệp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 57/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Phòng chức năng
1. Các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu và giúp giám đốc trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc chủ yếu của trung tâm như: đào tạo, hành chính, quản trị; tổ chức, cán bộ; tổng hợp, đối ngoại; quản lý học sinh, người học; quản lý tài chính, quản lý thiết bị và xây dựng cơ bản theo chức năng, nhiệm vụ được giám đốc giao.
Giám đốc quyết định thành lập các phòng chức năng theo cơ cấu tổ chức của trung tâm đã được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm.
2. Trưởng phòng phải có trình độ cao đẳng trở lên và có kinh nghiệm quản lý, giảng dạy ít nhất 2 năm.
3. Phó trưởng phòng là người giúp trưởng phòng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phó trưởng phòng phải có trình độ cao đẳng trở lên. Số lượng phó trưởng phòng tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy mô đào tạo của trung tâm, được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm.
4. Trưởng phòng, phó trưởng phòng có nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Độ tuổi khi bổ nhiệm nhiệm kỳ đầu tiên của trưởng phòng, phó trưởng phòng của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ tính đến tháng thực hiện quy trình bổ nhiệm.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng phòng chức năng trung tâm giáo dục nghề nghiệp có nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
Độ tuổi khi bổ nhiệm nhiệm kỳ đầu tiên của trưởng phòng, phó trưởng phòng của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ tính đến tháng thực hiện quy trình bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?