Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp có những trách nhiệm gì?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp do ai quyết định thành lập?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp có những trách nhiệm gì?
- Phiên họp của Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ phải có mặt ít nhất bao nhiêu thành viên?
Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp do ai quyết định thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2020 quy định về Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trên cơ sở đề xuất của Viện Khoa học pháp lý, quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học (sau đây gọi tắt là Hội đồng):
a) Hội đồng có 07 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, 01 thư ký khoa học và các ủy viên, trong đó: 2/3 là các chuyên gia có trình độ, chuyên môn phù hợp và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hoạt động gần đây trong chuyên ngành khoa học được giao tư vấn; 1/3 là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, Viện Khoa học pháp lý, cơ quan thụ hưởng kết quả của nhiệm vụ khoa học cấp bộ và các tổ chức khác có liên quan. Thư ký khoa học là ủy viên Hội đồng, do Hội đồng bầu trong phiên họp;
b) Hội đồng có thể có 01 đến 02 ủy viên là người thuộc tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học, nhưng ủy viên này không được làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên phản biện hoặc thư ký khoa học của Hội đồng. Cá nhân đăng ký tham gia thực hiện nhiệm vụ không được tham gia Hội đồng;
...
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của Viện Khoa học pháp lý.
Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp gồm do ai quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp có những trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 18 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2020 quy định về Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học
...
2. Viện Khoa học pháp lý cử 01 chuyên viên làm thư ký hành chính giúp việc cho Hội đồng.
3. Trách nhiệm của Hội đồng
a) Nghiên cứu, phân tích nội dung, thông tin trong hồ sơ theo các yêu cầu đã quy định tại Điều 16 Quy chế này;
b) Chấm điểm độc lập theo các nhóm tiêu chí đánh giá và thang điểm quy định;
c) Kiến nghị phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần đối với nhiệm vụ khoa học.
4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khách quan, tính chính xác đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng;
b) Phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện và thư ký khoa học. Tùy theo trường hợp cụ thể mời đại diện cơ quan quản lý và các đơn vị liên quan dự phiên họp của Hội đồng. Ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo;
...
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp có những trách nhiệm sau đây:
(1) Nghiên cứu, phân tích nội dung, thông tin trong hồ sơ tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học cấp Bộ;
(2) Chấm điểm độc lập theo các nhóm tiêu chí đánh giá và thang điểm quy định;
(3) Kiến nghị phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần đối với nhiệm vụ khoa học.
Phiên họp của Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học cấp Bộ phải có mặt ít nhất bao nhiêu thành viên?
Căn cứ khoản 4 Điều 18 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2020 quy định về Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học
...
4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khách quan, tính chính xác đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng;
b) Phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện và thư ký khoa học. Tùy theo trường hợp cụ thể mời đại diện cơ quan quản lý và các đơn vị liên quan dự phiên họp của Hội đồng. Ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo;
c) Chủ tịch Hội đồng chủ trì các phiên họp. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì Phó Chủ tịch Hội đồng là người chủ trì phiên họp;
d) Các thành viên Hội đồng, chuyên gia (nếu có) và thư ký hành chính Hội đồng có trách nhiệm giữ bí mật về các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp;
đ) Hội đồng tiến hành làm việc và ra kết luận vào một phiên họp.
Như vậy, theo quy định thì phiên họp của Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tham dự.
Trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện và thư ký khoa học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?