Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gồm những thành viên nào?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ LĐTBXH do ai quyết định thành lập?
- Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ LĐTBXH hội gồm những thành viên nào?
- Trường hợp thành viên của Hội đồng không thống nhất trong việc lựa chọn cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì ai có quyền quyết định?
Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ LĐTBXH do ai quyết định thành lập?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 332/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
1. Bộ trưởng quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ (sau đây gọi tắt là Hội đồng) trên cơ sở đề xuất của Đơn vị quản lý nhiệm vụ KH&CN của Bộ:
a) Hội đồng có bảy (07) thành viên, bao gồm một (01) chủ tịch, một (01) phó chủ tịch, hai (02) ủy viên phản biện và các ủy viên Hội đồng, trong đó có nhà khoa học và chuyên gia, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu về chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ KH&CN;
b) Thư ký khoa học là ủy viên Hội đồng, do Hội đồng bầu trong phiên họp;
c) Người thuộc tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ KH&CN, cơ quan phối hợp và cá nhân đăng ký tham gia thực hiện không được làm ủy viên Hội đồng;
d) Các thành viên đã tham gia Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ được ưu tiên mời vào Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp đối với các nhiệm vụ KH&CN tương ứng.
đ) Trường hợp đặc biệt do tính chất phức tạp hoặc yêu cầu đặc thù của nhiệm vụ, Bộ trưởng có thể quyết định số lượng thành viên và thành phần Hội đồng khác với qui định tại Mục a Khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất của Đơn vị quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ.
Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ LĐTBXH do ai quyết định thành lập? (Hình từ Internet)
Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ LĐTBXH hội gồm những thành viên nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 332/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
1. Bộ trưởng quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ (sau đây gọi tắt là Hội đồng) trên cơ sở đề xuất của Đơn vị quản lý nhiệm vụ KH&CN của Bộ:
a) Hội đồng có bảy (07) thành viên, bao gồm một (01) chủ tịch, một (01) phó chủ tịch, hai (02) ủy viên phản biện và các ủy viên Hội đồng, trong đó có nhà khoa học và chuyên gia, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu về chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ KH&CN;
b) Thư ký khoa học là ủy viên Hội đồng, do Hội đồng bầu trong phiên họp;
c) Người thuộc tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ KH&CN, cơ quan phối hợp và cá nhân đăng ký tham gia thực hiện không được làm ủy viên Hội đồng;
d) Các thành viên đã tham gia Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ được ưu tiên mời vào Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp đối với các nhiệm vụ KH&CN tương ứng.
đ) Trường hợp đặc biệt do tính chất phức tạp hoặc yêu cầu đặc thù của nhiệm vụ, Bộ trưởng có thể quyết định số lượng thành viên và thành phần Hội đồng khác với qui định tại Mục a Khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng tư vấn tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ có 07 thành viên, bao gồm:
- 01 chủ tịch;
- 01 phó chủ tịch;
- 02 ủy viên phản biện;
- Các ủy viên Hội đồng.
Trong đó có nhà khoa học và chuyên gia, nhà quản lý có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp, am hiểu sâu về chuyên ngành có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Trường hợp thành viên của Hội đồng không thống nhất trong việc lựa chọn cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì ai có quyền quyết định?
Căn cứ khoản 6 Điều 13 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 332/QĐ-LĐTBXH năm 2018 quy định về Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ như sau:
Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ
...
6. Trong trường hợp cần thiết hoặc khi các thành viên của Hội đồng có ý kiến không thống nhất trong việc lựa chọn cá nhân và tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN, Bộ sẽ xem xét, phê duyệt sau khi lấy ý kiến đánh giá của chuyên gia độc lập (Mỗi hồ sơ sẽ lấy ý kiến đánh giá của 01 hoặc 02 chuyên gia tư vấn độc lập; Hồ sơ gửi chuyên gia tư vấn độc lập không có tên tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì nhiệm vụ KH&CN; Chuyên gia tư vấn độc lập có ý kiến bằng văn bản về hồ sơ tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp, làm việc độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhận xét, đánh giá và kết luận của mình).
7. Kết quả họp Hội đồng được thông báo cho các tổ chức, cá nhân đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ KH&CN sau khi kết thúc phiên họp.
Như vậy, trường hợp các thành viên của Hội đồng có ý kiến không thống nhất trong việc lựa chọn cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ xem xét, phê duyệt sau khi lấy ý kiến đánh giá của chuyên gia độc lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?