Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo do ai thành lập?
- Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo do ai thành lập?
- Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc bằng phương thức nào?
- Đề xuất chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đề nghị khi có bao nhiêu thành viên Hội đồng bỏ phiếu?
Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo do ai thành lập?
Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo do ai thành lập, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy định về quản lý Chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định chương trình
1. Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định chương trình (sau đây gọi tắt là Hội đồng tư vấn xác định chương trình) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập, có nhiệm vụ tư vấn Bộ trưởng xác định chương trình.
2. Hội đồng tư vấn xác định chương trình có số lượng 7 hoặc 9 hoặc 11 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, hai (02) ủy viên phản biện, ủy viên thư ký khoa học và các thành viên. Các thành viên của Hội đồng tư vấn xác định chương trình là chuyên gia khoa học và công nghệ, cán bộ quản lý có kinh nghiệm thuộc các ngành, lĩnh vực khoa học của chương trình.
3. Hội đồng tư vấn xác định chương trình làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng tư vấn xác định chương trình.
...
Theo quy định trên thì Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập, có nhiệm vụ tư vấn Bộ trưởng xác định chương trình.
Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)
Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc bằng phương thức nào?
Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc bằng phương thức được quy định tại khoản 5 Điều 11 Quy định về quản lý Chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định chương trình
...
5. Phương thức làm việc của Hội đồng tư vấn xác định chương trình:
a) Phiên họp của Hội đồng tư vấn xác định chương trình phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, trong đó phải có mặt của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và ít nhất một (01) ủy viên phản biện. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì phải có văn bản ủy quyền cho Phó chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp;
b) Thư ký hành chính có trách nhiệm gửi tài liệu cuộc họp cho các thành viên ít nhất năm (05) ngày trước ngày họp Hội đồng tư vấn xác định chương trình;
c) Thành viên Hội đồng tư vấn xác định chương trình nhận xét đề xuất chương trình (Mẫu 4). Ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có ý nghĩa tham khảo;
d) Ý kiến kết luận của Hội đồng tư vấn xác định chương trình được thông qua khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt nhất trí. Thành viên Hội đồng tư vấn xác định chương trình có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của Hội đồng tư vấn xác định chương trình;
đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo cử hai (02) chuyên viên Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm thư ký hành chính giúp việc chuẩn bị tài liệu và tổ chức các phiên họp của Hội đồng tư vấn xác định chương trình.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo làm việc bằng phương thức sau:
- Phiên họp của Hội đồng tư vấn xác định chương trình phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên, trong đó phải có mặt của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và ít nhất 01 ủy viên phản biện. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì phải có văn bản ủy quyền cho Phó chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp;
- Thư ký hành chính có trách nhiệm gửi tài liệu cuộc họp cho các thành viên ít nhất 05 ngày trước ngày họp Hội đồng tư vấn xác định chương trình;
- Thành viên Hội đồng tư vấn xác định chương trình nhận xét đề xuất chương trình. Ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có ý nghĩa tham khảo;
- Ý kiến kết luận của Hội đồng tư vấn xác định chương trình được thông qua khi có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt nhất trí. Thành viên Hội đồng tư vấn xác định chương trình có thể yêu cầu bảo lưu ý kiến trong trường hợp ý kiến đó khác với kết luận của Hội đồng tư vấn xác định chương trình;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cử 02 chuyên viên Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm thư ký hành chính giúp việc chuẩn bị tài liệu và tổ chức các phiên họp của Hội đồng tư vấn xác định chương trình.
Đề xuất chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đề nghị khi có bao nhiêu thành viên Hội đồng bỏ phiếu?
Đề xuất chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đề nghị khi có bao nhiêu thành viên Hội đồng bỏ phiếu, thì theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 11 Quy định về quản lý Chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 09/2018/TT-BGDĐT như sau:
Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ xác định chương trình
…
6. Kết quả đánh giá, tư vấn xác định chương trình
a) Đề xuất chương trình được đánh giá thông qua việc bỏ phiếu của Hội đồng tư vấn xác định chương trình (Mẫu 5) và tổng hợp kết quả vào Biên bản kiểm phiếu (Mẫu 6);
b) Đề xuất chương trình được đề nghị thực hiện khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tư vấn xác định chương trình có mặt bỏ phiếu “đề nghị thực hiện”. Hội đồng tư vấn xác định chương trình thảo luận cụ thể để biểu quyết thống nhất về tên, mục tiêu, sản phẩm dự kiến, phương thức thực hiện (tuyển chọn hoặc giao trực tiếp);
c) Đề xuất chương trình đề nghị không thực hiện, Hội đồng tư vấn xác định chương trình thảo luận cụ thể, thống nhất về lý do đề nghị không thực hiện;
d) Các nội dung thực hiện tại điểm b, c của Khoản này được ghi vào Biên bản Hội đồng tư vấn xác định chương trình (Mẫu 7).
7. Căn cứ Biên bản của Hội đồng tư vấn xác định chương trình, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp danh mục chương trình (Mẫu 8), trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định danh mục đặt hàng để đưa ra tuyển chọn, giao trực tiếp. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể lấy ý kiến chuyên gia độc lập trước khi quyết định danh mục đặt hàng.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo công khai danh mục chương trình đặt hàng để đưa ra tuyển chọn trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
Như vậy, theo quy định trên thì đề xuất chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đề nghị thực hiện khi có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng tư vấn xác định chương trình có mặt bỏ phiếu “đề nghị thực hiện”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?