Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia phân công mấy Ủy viên để giúp Chủ tịch Hội đồng giải quyết công việc giữa các phiên họp?
- Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia phân công mấy Ủy viên để giúp Chủ tịch Hội đồng giải quyết công việc giữa các phiên họp?
- Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia chấm dứt tư cách Ủy viên khi nào?
- Chánh án TAND tối cao đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi nhiệm Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia căn cứ vào đâu?
- Với các Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm gì?
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia phân công mấy Ủy viên để giúp Chủ tịch Hội đồng giải quyết công việc giữa các phiên họp?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia Ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 quy định Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia như sau:
Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng
1. Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số.
2. Hội đồng phân công 01 Ủy viên để giúp Chủ tịch Hội đồng giải quyết công việc giữa các phiên họp của Hội đồng.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng sử dụng con dấu của Tòa án nhân dân tối cao.
Theo quy định trên, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia phân công 01 Ủy viên để giúp Chủ tịch Hội đồng giải quyết công việc giữa các phiên họp của Hội đồng.
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia (Hình từ Internet)
Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia chấm dứt tư cách Ủy viên khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia Ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 quy định về Thời gian thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên Hội đồng như sau:
Thời gian thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên Hội đồng
1. Ủy viên Hội đồng chấm dứt tư cách Ủy viên khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác hoặc do sức khỏe, vì lí do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị bãi nhiệm.
...
Như vậy, theo quy định về thời gian thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia thì Ủy viên Hội đồng chấm dứt tư cách Ủy viên khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác hoặc do sức khỏe, vì lí do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị bãi nhiệm.
Chánh án TAND tối cao đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi nhiệm Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia căn cứ vào đâu?
Tại khoản 2 Điều 3 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia Ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 quy định về Thời gian thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên Hội đồng như sau:
Thời gian thực hiện nhiệm vụ của Ủy viên Hội đồng
...
2. Ủy viên Hội đồng có thể bị bãi nhiệm khi vi phạm phẩm chất đạo đức; vi phạm pháp luật, quy định về trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng tại Quy chế này.
Căn cứ đề nghị của Hội đồng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi nhiệm Ủy viên Hội đồng.
Như vậy, Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia có thể bị bãi nhiệm khi vi phạm phẩm chất đạo đức hay vi phạm pháp luật, quy định về trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng tại Quy chế này.
Căn cứ đề nghị của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi nhiệm Ủy viên Hội đồng.
Với các Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm gì?
Tại khoản 4 Điều 4 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia Ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 quy định như sau:
Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng
1. Điều hành công việc của Hội đồng.
2. Chỉ đạo giải quyết công việc giữa các phiên họp của Hội đồng.
3. Triệu tập và chủ trì phiên họp của Hội đồng theo Quy chế này.
4. Giữ mối liên hệ thường xuyên với các Ủy viên của Hội đồng.
5. Quyết định về nội dung, thời gian tiến hành phiên họp của Hội đồng.
6. Hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán.
7. Thông báo về kết quả phê chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán với các Ủy viên Hội đồng vào phiên họp kế tiếp của Hội đồng.
8. Báo cáo hoạt động của Hội đồng với Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Theo quy định trên, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm giữ mối liên hệ thường xuyên với các Ủy viên của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?