Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh do ai thành lập?
- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh do ai thành lập?
- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân cấp tỉnh cần chuẩn bị hồ sơ gì để trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ?
- Quy trình xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ ở Hội đồng cấp tỉnh được thực hiện ra sao?
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh do ai thành lập?
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Theo Điều 8 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng cấp tỉnh
1. Hội đồng cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương, có từ 09 đến 11 thành viên. Thành phần Hội đồng cấp tỉnh gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Công Thương;
c) Các ủy viên Hội đồng.
2. Cơ quan thường trực của Hội đồng cấp tỉnh là Sở Công Thương. Hội đồng cấp tỉnh sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương.
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh có từ 09 đến 11 thành viên. Thành phần Hội đồng cấp tỉnh gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Công Thương;
- Các ủy viên Hội đồng.
Cơ quan thường trực của Hội đồng cấp tỉnh là Sở Công Thương. Hội đồng cấp tỉnh sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân cấp tỉnh cần chuẩn bị hồ sơ gì để trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ?
Theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ cấp tỉnh cần chuẩn bị hồ sơ sau đây để trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ, bao gồm:
- Tờ trình của Hội đồng cấp tỉnh theo Mẫu số 4 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” theo Mẫu số 7 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP, kèm theo hồ sơ cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này;
- Biên bản họp Hội đồng cấp tỉnh theo Mẫu số 8 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Phiếu bầu của thành viên Hội đồng theo Mẫu số 5, số 6 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Biên bản họp lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở cơ sở hoặc hội nghề nghiệp theo Mẫu số 3 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Tóm tắt thành tích của cá nhân theo danh sách trình tại Điểm b Khoản này theo Mẫu số 9 quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Quyết định thành lập Hội đồng cấp tỉnh.
Quy trình xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ ở Hội đồng cấp tỉnh được thực hiện ra sao?
Theo Điều 13 Nghị định 123/2014/NĐ-CP quy định quy trình xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ ở Hội đồng cấp tỉnh được thực hiện như sau:
(1) Cơ quan thường trực của Hội đồng cấp tỉnh có nhiệm vụ giúp Hội đồng thực hiện các công việc sau:
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”;
- Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang cư trú hoặc hội nghề nghiệp nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang hoạt động để đưa vào hồ sơ đề nghị xét tặng theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Nghị định 123/2014/NĐ-CP;
- Thông báo danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đăng tải danh sách, bản khai thành tích của các cá nhân đề nghị xét tặng trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 15 ngày làm việc;
- Gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên của Hội đồng cấp tỉnh và tổ chức cuộc họp của Hội đồng để xét chọn.
(2) Hội đồng cấp tỉnh tổ chức thẩm định hồ sơ, tiến hành xét chọn như sau:
- Thẩm định nội dung của các tài liệu có trong hồ sơ, xem xét việc đáp ứng tiêu chuẩn của cá nhân đối với từng danh hiệu theo quy định tại Nghị định này;
- Tiếp nhận, xử lý kiến nghị của tổ chức, cá nhân (nếu có) và tiến hành bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ;
- Thông báo công khai kết quả xét chọn trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian 15 ngày làm việc;
- Gửi văn bản báo cáo về kết quả xét chọn của Hội đồng cấp tỉnh cùng với 05 (năm) bộ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này đến Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ theo thời gian quy định trong Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”;
- Thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn đến cá nhân đã gửi hồ sơ đề nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?