Hội Hữu nghị Việt Nam Hungary hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nào và có những quyền hạn gì?
Hội Hữu nghị Việt Nam Hungary có tư cách pháp nhân hay không?
Hội Hữu nghị Việt Nam Hungary được quy định tại Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Hungary do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 834/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt.
2. Trụ sở của Hội đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Hội Hữu nghị Việt Nam Hungary có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng; hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt.
Hội Hữu nghị Việt Nam Hungary (Hình từ Internet)
Hội Hữu nghị Việt Nam Hungary hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nào?
Hội Hữu nghị Việt Nam Hungary được quy định tại khoản 2 Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Hungary do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 834/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
...
2. Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực Hội hoạt động theo quy định pháp luật.
Theo đó, Hội Hữu nghị Việt Nam Hungary chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và Bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực Hội hoạt động theo quy định pháp luật.
Hội Hữu nghị Việt Nam Hungary hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam Hungary được quy định tại Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Hungary do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 834/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Theo đó, Hội Hữu nghị Việt Nam Hungary hoạt động theo những nguyên tắc sau đây:
- Tự nguyện, tự quản.
- Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
- Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
- Không vì mục đích lợi nhuận.
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Hội Hữu nghị Việt Nam Hungary có những quyền hạn gì theo quy định của pháp luật?
Quyền hạn của Hội Hữu nghị Việt Nam Hungary được quy định tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Hungary do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 834/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
- Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội.
- Giới thiệu, thông tin với nhân dân Hungary về lịch sử, đất nước, con người, nền văn hóa và những thành tựu xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam; đường lối chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Góp phần thông tin kịp thời cho nhân dân Việt Nam về tình hình đất nước Hungary, về tình đoàn kết, hữu nghị của nhân dân Việt Nam với nhân dân Hungary theo quy định của pháp luật.
- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội theo quy định của pháp luật.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
- Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước.
- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Khuyến khích, hỗ trợ, tham gia làm cầu nối thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, bảo vệ môi trường giữa các cá nhân và tổ chức của Việt Nam với các đối tác Hungary theo quy định của pháp luật.
- Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật đế thực hiện các nhiệm vụ của Hội.
- Có chuyên san và các ấn phẩm tuyên truyền hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
- Được gây quỹ Hội trên cơ sở đóng góp của hội viên và các nguồn thu hợp pháp khác để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
- Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động của Hội gắn với nhiệm vụ được Nhà nước, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam giao.
- Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật sau khi có ý kiến thống nhất của cấp có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập Hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?