Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc hoạt động theo nguyên tắc nào? Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc có tư cách pháp nhân không?
Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc hoạt động theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc phê duyệt kèm theo Quyết định 1374/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Tự nguyện, bình đẳng, hiệp thương dân chủ.
2. Tuân thủ các quy định của luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều lệ của Hội và Điều lệ của Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam.
Như vậy, Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Tự nguyện, bình đẳng, hiệp thương dân chủ.
- Tuân thủ các quy định của luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều lệ của Hội và Điều lệ của Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam.
Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc (Hình từ Internet)
Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc phê duyệt kèm theo Quyết định 1374/QĐ-BNV năm 2012, có quy định như sau:
Phạm vi hoạt động, địa vị pháp lý và trụ sở của Hội
1. Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc hoạt động trong phạm vi cả nước, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực hoạt động của Hội.
2. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản nội tệ, ngoại tệ tại ngân hàng.
3. Hội có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và văn phòng đại diện ở một số địa phương theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc có tư cách pháp nhân.
Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc phê duyệt kèm theo Quyết định 1374/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về cơ cấu tổ chức của Hội như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Tổ chức của Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc gồm:
a) Đại hội đại biểu toàn quốc;
b) Ban Chấp hành;
c) Ban Thường vụ;
d) Ban Kiểm tra;
đ) Ban Thư ký và các ban chuyên môn, tổ chức trực thuộc (nếu có).
2. Tại các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, nếu có nhu cầu thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc cấp tỉnh được thực hiện theo quy định của pháp luật. Các hội này là hội viên tổ chức của Hội đồng thời là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, thành phố (nếu có) và chịu sự hướng dẫn công tác của Hội.
3. Tùy theo yêu cầu và điều kiện cụ thể Hội có thể thành lập chi hội tại các doanh nghiệp, cơ quan, trường học, các ban liên lạc. Các chi hội cử ra một ban phụ trách của chi hội gồm Chi hội trưởng, các Chi hội phó và Thư ký để lãnh đạo công tác của chi hội và chịu sự chỉ đạo hướng dẫn của Hội.
Theo quy định trên thì Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc có cơ cấu tổ chức như sau:
- Đại hội đại biểu toàn quốc;
- Ban Chấp hành;
- Ban Thường vụ;
- Ban Kiểm tra;
- Ban Thư ký và các ban chuyên môn, tổ chức trực thuộc (nếu có).
Ban Thường vụ của Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc phê duyệt kèm theo Quyết định 1374/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về Ban thường vụ như sau:
Ban Thường vụ
1. Ban Thường vụ là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành, gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và một số ủy viên. Số lượng ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định nhưng không được quá 1/3 (một phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ:
a) Chỉ đạo, điều hành các công việc của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
b) Phê duyệt chương trình hành động toàn khóa và các chương trình công tác năm của Hội; hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội và các nghị quyết của Ban Chấp hành;
c) Trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể, Ban thường vụ có thể lập ra các ban công tác và cử các đồng chí trong Ban Chấp hành phụ trách đồng thời báo cáo trước Ban Chấp hành Hội tại phiên họp gần nhất;
d) Quyết định khen thưởng, kỷ luật và xóa tên hội viên trong danh sách hội viên của Hội;
đ) Ban Thường vụ Hội họp ít nhất một năm hai lần, khi cần thiết có thể họp bất thường.
Như vậy, Ban Thường vụ của Hội Hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc có các nhiệm vụ như sau:
- Chỉ đạo, điều hành các công việc của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;
- Phê duyệt chương trình hành động toàn khóa và các chương trình công tác năm của Hội; hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội và các nghị quyết của Ban Chấp hành;
- Trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể, Ban thường vụ có thể lập ra các ban công tác và cử các đồng chí trong Ban Chấp hành phụ trách đồng thời báo cáo trước Ban Chấp hành Hội tại phiên họp gần nhất;
- Quyết định khen thưởng, kỷ luật và xóa tên hội viên trong danh sách hội viên của Hội;
- Ban Thường vụ Hội họp ít nhất một năm hai lần, khi cần thiết có thể họp bất thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?