Hội Kế toán địa chất Việt Nam là tổ chức gì? Hội viên Hội Kế toán địa chất Việt Nam bao gồm những đối tượng nào?
Hội Kế toán địa chất Việt Nam là tổ chức gì?
Hội Kế toán địa chất Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 2 Điều lệ Hội Kế toán địa chất Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1895/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Hội Kế toán địa chất Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện thành lập của tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kế toán địa chất.
2. Mục đích của Hội là tập hợp đội ngũ những tổ chức, cá nhân làm công tác kế toán địa chất, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, hoạt động có hiệu quả nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý tài chính - kinh tế của đơn vị, ngành địa chất và góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo đó, Hội Kế toán địa chất Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện thành lập của tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kế toán địa chất.
Hội Kế toán địa chất Việt Nam (Hình từ internet)
Hội viên Hội Kế toán địa chất Việt Nam bao gồm những đối tượng nào?
Hội viên Hội Kế toán địa chất Việt Nam được quy định tại Điều 8 Điều lệ Hội Kế toán địa chất Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1895/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Hội viên, tiêu chuẩn, hội viên
Hội viên của Hội gồm hội viên chính thức và hội viên danh dự:
1. Hội viên chính thức: Tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kế toán địa chất tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, gồm:
a) Tổ chức, cá nhân đã hoặc đang làm công tác kế toán địa chất trong toàn quốc;
b) Cán bộ lãnh đạo kế toán - tài chính trong các tổ chức địa chất, cán bộ giảng dạy, quản lý chuyên ngành kế toán - tài chính trong ngành địa chất.
2. Hội viên danh dự: Công dân, tổ chức Việt Nam không đủ tiêu chuẩn hội viên chính thức, nhưng có nhiều đóng góp cho Hội, tán thành Điều lệ, tự nguyện xin vào Hội được Hội công nhận là hội viên danh dự.
Theo đó, Hội viên Hội Kế toán địa chất Việt Nam bao gồm hội viên chính thức và hội viên danh dự:
- Hội viên chính thức là những tổ chức, công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kế toán địa chất tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, gồm:
+ Tổ chức, cá nhân đã hoặc đang làm công tác kế toán địa chất trong toàn quốc;
+ Cán bộ lãnh đạo kế toán tài chính trong các tổ chức địa chất, cán bộ giảng dạy, quản lý chuyên ngành kế toán tài chính trong ngành địa chất.
- Hội viên danh dự là những công dân, tổ chức Việt Nam không đủ tiêu chuẩn hội viên chính thức, nhưng có nhiều đóng góp cho Hội, tán thành Điều lệ, tự nguyện xin vào Hội được Hội công nhận là hội viên danh dự.
Hội viên Hội Kế toán địa chất Việt Nam có những quyền hạn nào?
Quyền hạn của Hội viên Hội Kế toán địa chất Việt Nam được quy định tại Điều 9 Điều lệ Hội Kế toán địa chất Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1895/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Quyền của hội viên
1. Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hộì; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
5. Được giới thiệu hội viên mới.
6. Được Hội khen thưởng theo quy định của Hội.
7. Được cấp thẻ hội viên.
8. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
9. Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội.
Theo đó, Hội viên Hội Kế toán địa chất Việt Nam có những quyền hạn sau đây:
- Được Hội bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
- Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hộì; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
- Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
- Được giới thiệu hội viên mới.
- Được Hội khen thưởng theo quy định của Hội.
- Được cấp thẻ hội viên.
- Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
- Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hội và quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?