Hội Kiều học Việt Nam có được quyền tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật hay không?
Hội Kiều học Việt Nam có được quyền tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật hay không?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Hội Kiều học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 46/QĐ-BNV năm 2012 về quyền của Hội như sau:
Quyền của Hội
1. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tuyên truyền mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội.
5. Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội viên, hòa giải tranh chấp trong nội bộ Hội.
6. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
7. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
8. Thành lập pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
9. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực Hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, Hội Kiều học Việt Nam có quyền tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Hội Kiều học Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội Kiều học Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Hội Kiều học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 46/QĐ-BNV năm 2012 về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Tuyên truyền vận động, tập hợp hội viên tham gia vào các lĩnh vực tìm hiểu, nghiên cứu Truyện Kiều. Truyền bá thông tin về những thành tự nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều của các nhà nghiên cứu từ trước đến nay ở trong và ngoài nước, nhằm nâng cao trình độ cảm thụ cái hay, cái đẹp của Truyện Kiều trong quảng đại quần chúng đặc biệt trong giới trẻ hiện nay. Tuyên truyền quảng bá tác phẩm Truyện Kiều thông qua các hoạt động tập thể của cộng đồng xã hội, ưu tiên đến đối tượng thanh, thiếu niên, nhằm giúp thế hệ trẻ và cảm thụ tác phẩm Truyện Kiều. Qua đó những tin hoa và giá trị quý báu của Truyện Kiều sẽ được lưu truyền rộng rãi trong nước và bạn bè quốc tế.
2. Thực hiện công tác nghiên cứu, dịch vụ, hợp tác quốc tế, cung cấp thông tin, tư vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo về lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, hội thảo nhằm nâng cao trình độ cảm thụ tác phẩm Truyện Kiều cho hội viên và cộng đồng xã hội.
4. Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hội theo đề nghị của các tổ chức và cá nhân; làm cầu nối giữa các hội viên, thành viên của Hội với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến phạm vi và lĩnh vực hoạt động của Hội trong khuôn khổ pháp luật quy định.
5. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực nghiên cứu Truyện Kiều và mọi hoạt động phục vụ cho việc phát triển nghiên cứu Truyện Kiều theo quy định của pháp luật.
6. Nghiên cứu, chuyển thể Truyện Kiều sang các loại hình nghệ thuật khác như: Sân khấu, điện ảnh, ca kịch … nhằm tái hiện sinh động Truyện Kiều trong cộng đồng xã hội để giữ gìn và tôn vinh di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam, đồng thời có tác dụng quảng bá Truyện Kiều rộng rãi trên toàn thế giới.
7. Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên trong các hoạt động của Hội.
8. Hỗ trợ hội viên về các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội.
9. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
10. Thiết lập quan hệ với các hội cùng lĩnh vực của nghiên cứu văn học - nghệ thuật trong và ngoài nước để Hội ngày càng phát triển và vững mạnh.
Theo đó, Hội Kiều học Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Hội Kiều học Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc nào?
Theo khoản 1 Điều 11 Điều lệ Hội Kiều học Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 46/QĐ-BNV năm 2012 về nguyên tắc tổ chức như sau:
Nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức của Hội
1. Hội Kiều học Việt Nam là tổ chức tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, thảo luận để đi đến nhất trí, khi biểu quyết thì thiểu số phục tùng đa số. Mọi ý kiến và kiến nghị của hội viên đều được Hội tôn trọng xem xét và giải quyết thích hợp trên cơ sở tôn trọng Điều lệ Hội và pháp luật của Nhà nước.
2. Cơ cấu tổ chức của Hội gồm có:
a) Đại hội toàn thể hội viên;
b) Ban Chấp hành Hội;
c) Ban Thường vụ Hội;
d) Ban Kiểm tra Hội;
đ) Văn phòng và các ban chuyên môn của Hội.
Như vậy, Hội Kiều học Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, thảo luận để đi đến nhất trí, khi biểu quyết thì thiểu số phục tùng đa số.
Và mọi ý kiến và kiến nghị của hội viên đều được Hội tôn trọng xem xét và giải quyết thích hợp trên cơ sở tôn trọng Điều lệ Hội và pháp luật của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?