Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào? Cơ cấu tổ chức của Hội được quy định thế nào?
Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan nào?
Theo Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 24/QĐ-BNV năm 2010 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của Hội.
2. Hội hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hội được Bộ Nội vụ phê duyệt, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng về lĩnh vực Hội hoạt động.
Theo quy định trên, Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hội được Bộ Nội vụ phê duyệt.
Đồng thời Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng về lĩnh vực Hội hoạt động.
Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 24/QĐ-BNV năm 2010 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Tổ chức của Hội gồm có:
a) Đại hội đại biểu toàn quốc hoặc Đại hội toàn thể hội viên;
b) Ban Chấp hành;
c) Ban Thường vụ;
d) Ban Kiểm tra;
đ) Văn phòng Hội và các ban chuyên môn;
e) Tổ chức trực thuộc Hội.
2. Ở Trung ương là Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam. Ở các địa phương là Hội Kinh tế xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Việc thành lập hội ở địa phương thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật.
3. Hội ở các địa phương nếu có nguyện vọng gia nhập Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam thì phải có đơn để được xem xét, kết nạp và hoạt động theo Điều lệ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt, đồng thời tuân thủ Điều lệ của Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Hội ở trung ương.
4. Tổ chức cơ sở của Hội là các chi hội kinh tế xây dựng do Hội thành lập theo quy định của Điều lệ Hội phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, Cơ cấu tổ chức của Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam gồm những cơ quan sau:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc hoặc Đại hội toàn thể hội viên.
+ Ban Chấp hành.
+ Ban Thường vụ.
+ Ban Kiểm tra.
+ Văn phòng Hội và các ban chuyên môn.
+ Tổ chức trực thuộc Hội.
Nhiệm vụ của Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 24/QĐ-BNV năm 2010 về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Động viên, bồi dưỡng, khai thác năng lực sáng tạo của hội viên thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước hướng vào việc nghiên cứu, triển khai, tổng kết kinh nghiệm, áp dụng khoa học kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, nhằm góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn đầu tư, hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng.
2. Tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới và nâng cao trình độ nghiên cứu, trình độ thực hành nghiệp vụ tư vấn và năng lực quản lý kinh tế trong đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật. Khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ hội viên có nhiều triển vọng phát triển, nhất là hội viên trẻ, nâng cao năng lực, tích lũy kinh nghiệm, phấn đấu trở thành những chuyên gia giỏi về nghiên cứu khoa học, tư vấn và quản lý kinh tế ngành.
3. Thực hiện chức năng tư vấn (đề xuất giải pháp, làm phản biện, đóng góp ý kiến, đánh giá hiệu quả kinh tế, tính khả thi các dự án, giám sát đánh giá đầu tư) về những chủ trương chính sách, pháp luật kinh tế, chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật trong đầu tư và xây dựng và về các dự án đầu tư - xây dựng của Nhà nước, của các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện chức năng hoạt động dịch vụ tư vấn trong: đầu tư xây dựng; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; kinh doanh bất động sản; vật liệu xây dựng và các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
5. Trong khuôn khổ quy định của luật pháp Việt Nam, Điều lệ của Hội và Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội thiết lập các mối quan hệ đồng nghiệp với các tổ chức nghề nghiệp hoặc chuyên gia nước ngoài để trao đổi học thuật và kinh nghiệm quản lý kinh tế. Tổ chức việc hợp tác nghiên cứu và dịch vụ với nước ngoài và tranh thủ sự giúp đỡ tạo điều kiện, phương tiện cần thiết để phát huy vai trò của Hội trong tiến trình đổi mới quản lý kinh tế đầu tư và xây dựng theo hướng hội nhập với khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của Hội là hội thành viên của Tổng hội Xây dựng Việt Nam.
Như vậy, Hội Kinh tế xây dựng Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?