Hội Môi trường đô thị Việt Nam có phải tổ chức nghề nghiệp không? Hội hoạt động trong phạm vi nào?
Hội Môi trường đô thị Việt Nam có phải tổ chức nghề nghiệp không?
Theo Điều 2 Điều lệ của Hội Môi trường đô thị Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 56/2005/QĐ-BNV quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
Hội Môi trường đô thị Việt Nam (dưới đây viết tắt là Hội) là tổ chức nghề nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà quản lý, các nhà khoa học, công nhân viên chức, công dân... hoạt động trong lĩnh vực môi trường đô thị hoặc có liên quan đến chuyên ngành môi trường đô thị vì sự nghiệp duy trì và phát triển nghề nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với công tác môi trường đô thị, góp phần phát triển bền vững ngành môi trường đô thị ở Việt Nam, đẩy mạnh tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành môi trường đô thị.
Theo đó, Hội Môi trường đô thị Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà quản lý, các nhà khoa học, công nhân viên chức, công dân... hoạt động trong lĩnh vực môi trường đô thị hoặc có liên quan đến chuyên ngành môi trường đô thị.
Hội Môi trường đô thị Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội Môi trường đô thị Việt Nam hoạt động trong phạm vi nào?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ của Hội Môi trường đô thị Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 56/2005/QĐ-BNV quy định về phạm vi hoạt động như sau:
Phạm vi hoạt động Hội Môi trường đô thị Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, có trụ sở chính tại Hà Nội. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng mở tại Ngân hàng. Tự trang trải về tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động của Hội.
Cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí Môi trường đô thị.
Theo quy định trên, Hội Môi trường đô thị Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước.
Nhiệm vụ của Hội Môi trường đô thị Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ của Hội Môi trường đô thị Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 56/2005/QĐ-BNV về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Động viên sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của Hội viên thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hướng vào các việc nghiên cứu, phổ biến và áp dụng những thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế, quản lý... nhằm nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và quản lý chuyên ngành môi trường đô thị.
2. Tổ chức thực hiện nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách tư vấn phản biện và giám định theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước và các cơ sở sản xuất về những chủ trương chính sách, các dự án phát triển thuộc chuyên ngành môi trường đô thị. Đề đạt với các cơ quan quản lý chuyên ngành và Chính phủ những nguyện vọng của các hội viên về tổ chức và quản lý cơ chế chính sách, các biện pháp thực hiện.
3. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, xuất bản tạp chí theo quy định của pháp luật tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học, kỹ thuật và quản lý, tổ chức tập huấn chuyên ngành, phổ biến kiến thức về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, về sản xuất kinh doanh trong hội viên và cộng đồng dân cư. Khuyến khích, giúp đỡ các hội viên nâng cao trình độ, góp phần đào tạo các nhân tài cho ngành môi trường đô thị Việt Nam.
Phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế đào tạo nguồn nhân lực cho ngành môi trường đô thị, đặc biệt các đô thị thuộc vùng sâu, vùng xa. Động viên các hội viên giữ gìn đạo đức nghề nghiệp.
Khen thưởng kịp thời các hội viên có thành tích trong hoạt động khoa học kỹ thuật, kinh tế và quản lý chuyên ngành.
4. Tạo sự hiểu biết và mối liên kết khoa học - công nghệ - sản xuất giữa các hội viên, giữa các công ty với các cơ sở nghiên cứu khoa học, tư vấn thiết kế, thi công xây lắp, các nhà sản xuất, kinh doanh... chuyên ngành môi trường đô thị, nhằm mang lại lợi ích cho mỗi hội viên và tạo điều kiện thuận lợi cho Ngành phát triển.
5. Tổ chức các hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện để hội viên phát huy chuyên môn nghiệp vụ, tạo nguồn tài chính cho hoạt động của Hội.
tổ chức liên doanh, liên kết đầu tư xây dựng công trình hoặc tài trợ nghiên cứu các công nghệ mới, sản phẩm mới phục vụ chuyên ngành.
6. Mở rộng quan hệ quốc tế, tiếp nhận nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức trong nước thông qua các chương trình dự án để nâng cao năng lực chuyên ngành môi trường đô thị, không ngừng tạo điều kiện cho các hội viên phát triển, từng bước hòa nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
7. Thực hiện nhiệm vụ Hội thành viên Tổng hội Xây dựng Việt Nam.
Như vậy, Hội Môi trường đô thị Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Lịch Tết Âm lịch 2025 ra sao?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng chi bộ trong sạch vững mạnh mới nhất? Quy trình xét khen thưởng chi bộ?
- Bổ sung quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án với chứng khoán, cổ phần, phần vốn góp theo Nghị định 152/2024 thế nào?
- Mẫu ĐK13 Thông tư 03 2024 báo cáo tình hình kết quả thực hiện quy định ANTT trong cơ sở kinh doanh? Tải Phụ lục báo cáo định kèm Mẫu ĐK13 ở đâu?
- Lực lượng vũ trang nhân dân có gồm Dân quân tự vệ? Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ thế nào?