Hội Môi trường đô thị Việt Nam có trụ sở chính ở đâu? Quyền hạn của Hội được quy định như thế nào?
Hội Môi trường đô thị Việt Nam có trụ sở chính ở đâu?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ của Hội Môi trường đô thị Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 56/2005/QĐ-BNV quy định về phạm vi hoạt động như sau:
Phạm vi hoạt động
Hội Môi trường đô thị Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, có trụ sở chính tại Hà Nội. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng mở tại Ngân hàng. Tự trang trải về tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động của Hội.
Cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí Môi trường đô thị.
Theo quy định trên, Hội Môi trường đô thị Việt Nam có trụ sở chính ở Hà Nội.
Hội Môi trường đô thị Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội Môi trường đô thị Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ của Hội Môi trường đô thị Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 56/2005/QĐ-BNV về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Động viên sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của Hội viên thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hướng vào các việc nghiên cứu, phổ biến và áp dụng những thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế, quản lý... nhằm nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và quản lý chuyên ngành môi trường đô thị.
2. Tổ chức thực hiện nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách tư vấn phản biện và giám định theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước và các cơ sở sản xuất về những chủ trương chính sách, các dự án phát triển thuộc chuyên ngành môi trường đô thị. Đề đạt với các cơ quan quản lý chuyên ngành và Chính phủ những nguyện vọng của các hội viên về tổ chức và quản lý cơ chế chính sách, các biện pháp thực hiện.
3. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, xuất bản tạp chí theo quy định của pháp luật tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học, kỹ thuật và quản lý, tổ chức tập huấn chuyên ngành, phổ biến kiến thức về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, về sản xuất kinh doanh trong hội viên và cộng đồng dân cư. Khuyến khích, giúp đỡ các hội viên nâng cao trình độ, góp phần đào tạo các nhân tài cho ngành môi trường đô thị Việt Nam.
Phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế đào tạo nguồn nhân lực cho ngành môi trường đô thị, đặc biệt các đô thị thuộc vùng sâu, vùng xa. Động viên các hội viên giữ gìn đạo đức nghề nghiệp.
Khen thưởng kịp thời các hội viên có thành tích trong hoạt động khoa học kỹ thuật, kinh tế và quản lý chuyên ngành.
4. Tạo sự hiểu biết và mối liên kết khoa học - công nghệ - sản xuất giữa các hội viên, giữa các công ty với các cơ sở nghiên cứu khoa học, tư vấn thiết kế, thi công xây lắp, các nhà sản xuất, kinh doanh... chuyên ngành môi trường đô thị, nhằm mang lại lợi ích cho mỗi hội viên và tạo điều kiện thuận lợi cho Ngành phát triển.
5. Tổ chức các hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện để hội viên phát huy chuyên môn nghiệp vụ, tạo nguồn tài chính cho hoạt động của Hội.
tổ chức liên doanh, liên kết đầu tư xây dựng công trình hoặc tài trợ nghiên cứu các công nghệ mới, sản phẩm mới phục vụ chuyên ngành.
6. Mở rộng quan hệ quốc tế, tiếp nhận nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức trong nước thông qua các chương trình dự án để nâng cao năng lực chuyên ngành môi trường đô thị, không ngừng tạo điều kiện cho các hội viên phát triển, từng bước hòa nhập với các nước trong khu vực và thế giới.
7. Thực hiện nhiệm vụ Hội thành viên Tổng hội Xây dựng Việt Nam.
Theo đó, Hội Môi trường đô thị Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Quyền hạn của Hội Môi trường đô thị Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Điều lệ của Hội Môi trường đô thị Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 56/2005/QĐ-BNV quy định về quyền hạn của Hội như sau:
Quyền hạn của Hội.
1. Đại diện cho các Chi hội và Hội Viên trong các hoạt động có liên quan đến tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội.
2. Tổ chức nghiên cứu khoa học, cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực môi trường đô thị cho các tổ chức cá nhân và Hội viên khi có nhu cầu theo quy định của pháp luật
3. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước, thông tin các thành tựu khoa học kỹ thuật về lĩnh vực môi trường đô thị ở trong nước và nước ngoài cho các Hội viên.
4. Bảo trợ và giúp đỡ các Hội viên triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia đánh giá các công trình khoa học, các dự án thuộc lĩnh vực môi trường đô thị.
5. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các chương trình, dự án, các chế độ chính sách, các văn bản pháp luật và những giải pháp đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ nhằm phát triển ngành môi trường đô thị.
6. Xuất bản sách, tài liệu chuyên môn, tạp chí của Hội theo quy định của pháp luật để huấn luyện, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin, trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho Hội viên.
7. Phát triển tổ chức và hoạt động của Hội đúng với Điều lệ đã được pháp luật thừa nhận.
8. Được gia nhập làm thành viên và tham gia các hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp trong nước, khu vực và thế giới theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội Môi trường đô thị Việt Nam có những quyền hạn được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ đội địa phương là lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân? Chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân?
- Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ 2025 như thế nào? Tài sản nào không được kê biên trong thi hành án dân sự?
- Concert ATSH đêm 3 và đêm 4 tổ chức tại sân Mỹ Đình được UBND Thành phố Hà Nội thống nhất theo Thông báo 4032?
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở có phải xin phép không? Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa như thế nào?
- Giới nghiêm là biện pháp cấm người đi lại đúng không? Ai ban bố lệnh giới nghiêm tại địa phương cấp tỉnh?