Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam có phải tổ chức Chính trị không? Phạm vi hoạt động của Hội được quy định thế nào?
Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam có phải tổ chức Chính trị không?
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (sửa đổi) phê duyệt kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BNV về tính chất như sau:
Tính chất:
Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam là tổ chức Chính trị - xã hội - nghề nghiệp mang tính sáng tạo của các nghệ sĩ, các nhà hoạt động sân khấu tự nguyện có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển nền sân khấu Việt Nam.
Hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước, Hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo đó, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam là tổ chức Chính trị - xã hội - nghề nghiệp mang tính sáng tạo của các nghệ sĩ, các nhà hoạt động sân khấu tự nguyện có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển nền sân khấu Việt Nam.
Đồng thời Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước, Hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam có phải tổ chức Chính trị không? Phạm vi hoạt động của Hội được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Phạm vi hoạt động của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 4 Điều lệ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (sửa đổi) phê duyệt kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BNV quy định về phạm vi hoạt động như sau:
Phạm vi hoạt động:
Hội hoạt động trong toàn quốc, đồng thời hợp tác và trao đổi với các tổ chức và các hoạt động sân khấu nước ngoài nhằm đẩy mạnh việc giao lưu, học tập giữa sân khấu Việt Nam với sân khấu thế giới theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, phạm vi hoạt động của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam là trong toàn quốc.
Đồng thời hợp tác và trao đổi với các tổ chức và các hoạt động sân khấu nước ngoài nhằm đẩy mạnh việc giao lưu, học tập giữa sân khấu Việt Nam với sân khấu thế giới theo quy định của pháp luật.
Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ Điều 8 Điều lệ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (sửa đổi) phê duyệt kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BNV quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ:
1. Hội tập hợp các nghệ sĩ hoạt động thuộc các bộ môn, chuyên ngành sân khấu, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để xây dựng và phát triển nền sân khấu Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng phát triển văn hóa nghệ thuật của Đảng. Hội tạo điều kiện cho Hội viên học tập chính trị, nâng cao nghiệp vụ nắm vững định hướng sáng tạo văn học nghệ thuật.
2. Hội cố gắng tạo điều kiện thuận lợi để các nghệ sĩ hoạt động sân khấu chủ động sáng tạo những vở diễn có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, đồng thời khuyến khích sự phát triển ngành phê bình và nghiên cứu sân khấu. Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về nghệ thuật sân khấu.
3. Hội thường xuyên phối kết hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Văn hóa Thông tin để xây dựng những đơn vị sân khấu vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, đồng thời khuyến khích, giúp đỡ các tiết mục thử nghiệm, tìm tòi các hình thức sáng tạo mới để rút kinh nghiệm.
4. Khuyến khích và giúp đỡ bằng nhiều hình thức đối với những hoạt động của sân khấu không chuyên nghiệp.
5. Theo dõi, phát hiện kịp thời, phản ánh với Đảng, Nhà nước đối với các hiện tượng sân khấu mà dư luận xã hội quan tâm và quá trình phát triển của nghệ thuật sân khấu Việt Nam.
6. Củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước để trao đổi, giới thiệu học tập kinh nghiệm về nghệ thuật sân khấu theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 8 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ khuyến khích và giúp đỡ bằng nhiều hình thức đối với những hoạt động của sân khấu không chuyên nghiệp.
Đồng thời theo dõi, phát hiện kịp thời, phản ánh với Đảng, Nhà nước đối với các hiện tượng sân khấu mà dư luận xã hội quan tâm và quá trình phát triển của nghệ thuật sân khấu Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức bên trong của pháp luật là gì? Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là ai?
- Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được xác định như thế nào? Dựa vào lĩnh vực hoạt động hợp tác xã được phân loại như thế nào?
- Kho bảo thuế là kho chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan hay chưa? Địa bàn hoạt động hải quan có bao gồm kho bảo thuế?
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong khu công nghệ cao thế nào? Điều kiện chung thành lập khu công nghệ cao?
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng được pháp luật về xây dựng quy định như thế nào?