Hội Nuôi ong Việt Nam có được đại diện cho hội viên phản biện với các cơ quan Nhà nước về chính sách phát triển ngành ong không?
- Hội nuôi Ong Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Hội nuôi Ong Việt Nam là tổ chức gì?
- Hội Nuôi ong Việt Nam có được đại diện cho hội viên phản biện với các cơ quan Nhà nước về chính sách phát triển ngành ong không?
- Những người Việt Nam ở nước ngoài có kiến thức về ngành ong có được trở thành hội viên của Hội Nuôi ong Việt Nam không?
Hội nuôi Ong Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Hội nuôi Ong Việt Nam là tổ chức gì?
Căn cứ Điều 1 Điều lệ (sửa đổi) của Hội nuôi Ong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 45/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Tên Hội
Tên giao dịch chính thức là Hội nuôi Ong Việt Nam, tên giao dịch quốc tế: Vietnamese Beekeepers Association, viết tắt là: VBA
Hội Nuôi ong Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người nuôi ong và những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật phục vụ cho nghề nuôi ong.
Hội Nuôi ong Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng. Trụ sở chính của Hội đặt tại Hà nội và có Văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (việc đặt văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật).
Hội Nuôi ong Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và theo Điều lệ Hội do Đại hội thông qua được Bộ Nội vụ phê duyệt. Hội là thành viên của Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật Việt Nam và chịu sự quản lý nhà nước của được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hội Nuôi ong Việt Nam là thành viên Hội Nuôi ong Quốc tế (APIMONDIA), Hội Nuôi ong Châu Á (AAA).
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hội nuôi Ong Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng. Trụ sở chính của Hội đặt tại Hà nội và có Văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (việc đặt văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật).
Hội Nuôi ong Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người nuôi ong và những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật phục vụ cho nghề nuôi ong.
Hội Nuôi ong Việt Nam có được đại diện cho hội viên phản biện với các cơ quan Nhà nước về chính sách phát triển ngành ong không? (Hình từ Internet)
Hội Nuôi ong Việt Nam có được đại diện cho hội viên phản biện với các cơ quan Nhà nước về chính sách phát triển ngành ong không?
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ (sửa đổi) của Hội nuôi Ong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 45/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Mục đích - nhiệm vụ của Hội:
1. Tập hợp rộng rãi những người nuôi ong, những người hoạt động ở lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật có liên quan đến nghề nuôi ong, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau tạo điều kiện để mọi thành viên nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cống hiến cho sự nghiệp phát triển ngành ong, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
2. Đại diện cho hội viên trong quan hệ công tác, giao dịch với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nhằm phát triển Hội để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các hội viên. Là tổ chức đại diện hợp pháp quan hệ với Hội Nuôi ong Quốc tế (APIMONDIA), Hội Nuôi ong Châu Á (AAA) và các Hội chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật.
3. Phát triển màng lưới tổ chức cơ sở, hội viên và cơ sở vật chất - kỹ thuật của Hội, đảm bảo tính thống nhất và uy tín của Hội Nuôi ong Việt Nam.
4. Đại diện cho hội viên tham gia tư vấn và phản biện với các cơ quan Nhà nước trong việc hoạch định các chính sách, dự án phát triển và các quy trình, tiêu chuẩn định mức kinh tế-kỹ thuật của ngành ong.
5. Đào tạo, thông tin phổ biến rộng rãi các tiến bộ khoa học công nghệ và kinh nghiệm trong sản xuất chế biến, bảo quản, tiêu thụ cho các hội viên nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành để không ngừng tăng hiệu quả, uy tín của nghề nuôi ong.
6. Tiến hành các hoạt động kinh tế theo qui định của pháp luật nhằm tạo nguồn thu cho quĩ hội như: Tổ chức xây dựng và quản lý các Trung tâm đào tạo - dạy nghề, dịch vụ, tư vấn kinh tế kỹ thuật, tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham quan học tập trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, thương mại của nghề ong.
7. Xuất bản tập san, tạp chí, thông tin chuyên ngành, các tài liệu giảng dạy, hướng dẫn kinh tế kỹ thuật ngành ong.
Theo đó, Hội Nuôi ong Việt Nam có nhiệm vụ đại diện cho hội viên tham gia tư vấn và phản biện với các cơ quan Nhà nước trong việc hoạch định các chính sách, dự án phát triển và các quy trình, tiêu chuẩn định mức kinh tế-kỹ thuật của ngành ong.
Những người Việt Nam ở nước ngoài có kiến thức về ngành ong có được trở thành hội viên của Hội Nuôi ong Việt Nam không?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ (sửa đổi) của Hội nuôi Ong Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 45/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Hội viên:
Các tổ chức và công dân Việt Nam trực tiếp nuôi ong hoặc công tác có liên quan đến ngành ong, tự nguyện tuân theo điều lệ của Hội và làm đơn xin gia nhập Hội đều có thể được kết nạp là hội viên của Hội Nuôi ong Việt Nam. Những người Việt Nam ở nước ngoài có kiến thức về ngành ong, nhiệt tình đóng góp cho Hội, có thể được được Ban Thường vụ xem xét kết nạp là hội viên tán trợ của Hội Nuôi ong Việt Nam.
Như vậy, các tổ chức và công dân Việt Nam trực tiếp nuôi ong hoặc công tác có liên quan đến ngành ong, tự nguyện tuân theo điều lệ của Hội và làm đơn xin gia nhập Hội đều có thể được kết nạp là hội viên của Hội Nuôi ong Việt Nam.
Đồng thời, những người Việt Nam ở nước ngoài có kiến thức về ngành ong, nhiệt tình đóng góp cho Hội, có thể được được Ban Thường vụ xem xét kết nạp là hội viên tán trợ của Hội Nuôi ong Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?