Hối phiếu nhận nợ quá hạn thanh toán thì có được chuyển nhượng không? Có thể ký chuyển nhượng hối phiếu nhận nợ theo hình thức nào?
Hối phiếu nhận nợ quá hạn thanh toán thì có được chuyển nhượng không?
Căn cứ Điều 57 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 có quy định về việc bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi hối phiếu nhận nợ như sau:
Bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi hối phiếu nhận nợ
Các quy định từ Điều 24 đến Điều 52 của Luật này về bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi hối phiếu đòi nợ cũng được áp dụng tương tự đối với hối phiếu nhận nợ.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 29 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 có quy định về về nguyên tắc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ như sau:
Nguyên tắc chuyển nhượng
1. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ là chuyển nhượng toàn bộ số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ. Việc chuyển nhượng một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ không có giá trị.
2. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ cho hai người trở lên không có giá trị.
3. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng ký chuyển nhượng phải là không điều kiện. Người chuyển nhượng không được ghi thêm trên hối phiếu đòi nợ bất kỳ điều kiện nào ngoài nội dung quy định tại Điều 31 của Luật này. Mọi điều kiện kèm theo việc ký chuyển nhượng không có giá trị.
4. Việc chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ là sự chuyển nhượng tất cả các quyền phát sinh từ hối phiếu đòi nợ.
5. Hối phiếu đòi nợ quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận hoặc đã bị từ chối thanh toán thì không được chuyển nhượng.
6. Người thụ hưởng có thể chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ cho người chấp nhận, người ký phát hoặc người chuyển nhượng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hối phiếu nhận nợ quá hạn thanh toán thì không được chuyển nhượng.
Ngoài ra, hối phiếu nhận nợ đã bị từ chối chấp nhận hoặc đã bị từ chối thanh toán thì cũng không được chuyển nhượng.
Hối phiếu nhận nợ quá hạn thanh toán thì có được chuyển nhượng không? Có thể ký chuyển nhượng hối phiếu nhận nợ theo hình thức nào?(Hình từ Internet)
Người chuyển nhượng có thể ký chuyển nhượng hối phiếu nhận nợ theo hình thức nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Hình thức và nội dung ký chuyển nhượng
1. Việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng phải được người thụ hưởng viết, ký trên mặt sau của hối phiếu đòi nợ.
2. Người chuyển nhượng có thể ký chuyển nhượng theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Ký chuyển nhượng để trống;
b) Ký chuyển nhượng đầy đủ.
3. Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng để trống, người chuyển nhượng ký vào mặt sau của hối phiếu đòi nợ và chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng. Việc ký chuyển nhượng cho người cầm giữ hối phiếu là ký chuyển nhượng để trống.
4. Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng đầy đủ, người chuyển nhượng ký vào mặt sau của hối phiếu đòi nợ và phải ghi đầy đủ tên của người được chuyển nhượng, ngày chuyển nhượng.
Như vậy, người chuyển nhượng có thể ký chuyển nhượng hối phiếu nhận nợ theo một trong 02 hình thức sau:
- Ký chuyển nhượng để trống;
- Ký chuyển nhượng đầy đủ.
Hối phiếu nhận nợ được xem là có giá trị khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 về nội dung của hối phiếu nhận nợ như sau:
Nội dung của hối phiếu nhận nợ
1. Hối phiếu nhận nợ có các nội dung sau đây:
a) Cụm từ “Hối phiếu nhận nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu nhận nợ;
b) Cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;
c) Thời hạn thanh toán;
d) Địa điểm thanh toán;
đ) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người phát hành chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu nhận nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu cho người cầm giữ;
e) Địa điểm và ngày ký phát hành;
g) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người phát hành.
2. Hối phiếu nhận nợ không có giá trị nếu thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm thanh toán là địa chỉ của người phát hành.
b) Trường hợp địa điểm phát hành không được ghi trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm phát hành là địa chỉ của người phát hành.
...
Như vậy, theo quy định trên thì hối phiếu nhận nợ được xem là có giá trị khi có đầy đủ các nội dung sau đây:
(1) Cụm từ “Hối phiếu nhận nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu nhận nợ;
(2) Cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;
(3) Thời hạn thanh toán;
(4) Địa điểm thanh toán;
Trường hợp địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm thanh toán là địa chỉ của người phát hành.
(5) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người phát hành chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu nhận nợ theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu cho người cầm giữ;
(6) Địa điểm và ngày ký phát hành;
Trường hợp địa điểm phát hành không được ghi trên hối phiếu nhận nợ thì địa điểm phát hành là địa chỉ của người phát hành.
(7) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người phát hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?