Hội Sinh vật cảnh Việt Nam là tổ chức thế nào? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam là gì?
Hội Sinh vật cảnh Việt Nam là tổ chức thế nào?
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 356/QĐ-BNV năm 2012 về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Hội Sinh vật cảnh Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của những người hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo và phát triển văn hóa nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ về sinh vật cảnh, góp phần xây dựng văn hóa, cảnh quan, sinh thái, môi trường. Hội Sinh vật cảnh Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 134/CT ngày 13/05/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
2. Mục đích của Hội là tập hợp rộng rãi công dân và tổ chức Việt Nam tham gia các hoạt động nhằm giữ gìn, phát triển, nâng cao truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân dân trong lĩnh vực sinh vật cảnh, kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài, góp phần tích cực vào việc: Bảo vệ và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái; phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, văn minh. Hội lấy hoạt động trọng tâm là phát triển văn hóa, môi trường, kinh tế và xã hội thông qua hoạt động vi sinh vật cảnh.
Theo quy định trên, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của những người hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo và phát triển văn hóa nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ về sinh vật cảnh, góp phần xây dựng văn hóa, cảnh quan, sinh thái, môi trường.
Hội Sinh vật cảnh Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam là gì?
Theo Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 356/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ
1. Tuyên truyền, giáo dục quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước đối với việc phát triển sinh vật cảnh, kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Vận động phong trào phát triển kinh tế sinh vật cảnh hướng đến xây dựng sinh vật cảnh thành một ngành kinh tế sinh thái có giá trị cao. Kiến nghị và tham gia ý kiến với Đảng và Nhà nước về những chủ trương, chính sách, quy hoạch dự án, biện pháp khuyến khích sản xuất, kinh doanh và dịch vụ sinh vật cảnh, phát triển, bảo vệ môi trường, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cây cổ thụ theo quy định của pháp luật.
2. Xây dựng và phát triển Hội ngày càng vững mạnh. Động viên tinh thần nhiệt tình, khả năng lao động sáng tạo của các hội viên, đoàn kết, hợp tác giúp nhau phát triển sinh vật cảnh trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến, ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế các loại cây trồng, vật nuôi. Tạo điều kiện để hội viên giúp nhau về vốn, lao động và cơ sở vật chất, kỹ thuật; xây dựng và phát triển sinh vật cảnh vững mạnh, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường.
3. Phổ biến, tuyên truyền, huấn luyện cho các hội viên và nhân dân bảo vệ môi trường sinh thái, lối sống hòa đồng với thiên nhiên và sinh vật cảnh; tuyên truyền, huấn luyện, tham gia đào tạo nghề, phổ biến kinh nghiệm, cung cấp các dịch vụ, chuyển giao công nghệ; kỹ thuật làm kinh tế sinh vật cảnh về cây, con giống, vật tư, công cụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xuất bản tài liệu huấn luyện, phổ biến kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia các hoạt động tư vấn, phản biện về kinh tế, kỹ thuật thuộc lĩnh vực và phạm vi hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia với cơ quan nhà nước trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách, quy hoạch, dự án nhằm phát triển ngành nông nghiệp, văn hóa, tài nguyên và môi trường có liên quan đến sinh vật cảnh và tạo điều kiện cho Hội tham gia thực hiện khi được Nhà nước yêu cầu.
6. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan nhằm trao đổi kinh nghiệm, tham quan, khảo sát, học tập, giúp đỡ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sinh vật cảnh theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 4 nêu trên.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 11 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 356/QĐ-BNV năm 2012 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Không vì mục đích lợi nhuận.
4. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5. Tất cả các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của hội viên đều phải được trao đổi, thảo luận và thông qua tại các phiên họp toàn thể hội viên hoặc đại biểu hội viên.
Như vậy, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 11 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?