Hội Tem Việt Nam có phải là thành viên của Hiệp hội tem thế giới không? Hội Tem Việt Nam có được gây quỹ trên cơ sở hội phí của hội viên không?
Hội Tem Việt Nam có phải là thành viên của Hiệp hội tem thế giới không?
Căn cứ tại Điều 3 Điều lệ (sửa đổi) Hội Những người sưu tập tem ở Việt Nam (gọi tắt là Hội Tem Việt Nam) ban hành theo Quyết định 119/2005/QĐ-BNV, có quy định về phạm vi hoạt động như sau:
Phạm vi hoạt động
Hội Tem Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) có phạm vi hoạt động trong cả nước, là thành viên của Hiệp hội tem thế giới (FIP), Hiệp hội tem Liên Á (FIAP); có quan hệ với các tổ chức quốc tế tương ứng theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Tem Việt Nam là thành viên của Hiệp hội tem thế giới (FIP), Hiệp hội tem Liên Á (FIAP).
Hội Tem Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội Tem Việt Nam được đặt trụ sở ở đâu?
Căn cứ tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi) Hội Những người sưu tập tem ở Việt Nam (gọi tắt là Hội Tem Việt Nam) ban hành theo Quyết định 119/2005/QĐ-BNV, có quy định về trụ sở của Hội như sau:
Trụ sở của Hội
Trụ sở của Hội: số 18 phố Nguyễn Du, Hà Nội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Tem Việt Nam được đặt trụ sở tại Hà Nội.
Hội Tem Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Điều lệ (sửa đổi) Hội Những người sưu tập tem ở Việt Nam (gọi tắt là Hội Tem Việt Nam) ban hành theo Quyết định 119/2005/QĐ-BNV, có quy định về nhiệm vụ của Hội như sau:
Nhiệm vụ của Hội
1. Hội hoạt động theo Điều lệ của Hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định của pháp luật;
2. Tuyên truyền khuyến khích phát triển môn sưu tập tem rộng rãi trong quần chúng, đặc biệt là trong thanh thiếu niên;
3. Tập hợp những người sưu tập tem để hướng dẫn, phổ biến kiến thức, phương pháp kinh nghiệm sưu tập tem;
4. Giúp đỡ những người sưu tập tem trong việc sưu tập tem và những ấn phẩm bưu chính trong nước, trao đổi tem giữa những người sưu tập tem trong nước với người nước ngoài theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và giúp đỡ hội viên tham dự các triển lãm tem quốc tế;
5. Tổ chức hội thảo, đề xuất và phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức triển lãm tem quốc gia và quốc tế ở Việt Nam;
6. Xuất bản sách, báo nói về sưu tập tem, tổ chức nghiên cứu nâng cao trình độ sưu tập tem cho hội viên và người sưu tập tem;
7. Động viên hội viên sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu tem và lịch sử bưu chính Việt Nam ở trong và ngoài nước;
8. Góp ý kiến với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng đề tài phát hành tem ngắn hạn, dài hạn và việc quản lý tem nhằm nâng cao chất lượng, giá trị tem bưu chính để khuyến khích phát triển phong trào sưu tập tem ở Việt Nam; góp phần cùng cơ quan quản lý nhà nước chống những hành vi giả mạo về tem và ấn phẩm bưu chính; bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sưu tập tem.
Như vậy, thì Hội Tem Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định như trên.
Hội Tem Việt Nam có được gây quỹ trên cơ sở hội phí của hội viên không?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi) Hội Những người sưu tập tem ở Việt Nam (gọi tắt là Hội Tem Việt Nam) ban hành theo Quyết định 119/2005/QĐ-BNV, có quy định về quyền hạn của Hội như sau:
Quyền hạn của Hội
1. Đại diện cho hội viên trong quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Hội;
2. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Hội và hội viên;
3. Chỉ đạo và phối hợp hoạt động về chuyên môn, phong trào sưu tập tem với các Hội Tem thành viên;
4. Phổ biến, huấn luyện kiến thức, cung cấp thông tin cần thiết về sưu tập tem cho hội viên theo quy định của pháp luật;
5. Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hội theo đề nghị của các tổ chức hoặ cá nhân;
6. Tham gia ý kiến vào các văn bản pháp luật có liên quan đén nội dung hoạt động của Hội. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Hội và lĩnh vực Hội hoạt động;
7. Phối hợp với các ngành có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội về phát triển phong trào sưu tập tem;
8. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và tổ chức hoạt động hợp tác, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động;
9. Được nhận nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
10. Quyết định những vấn đề về tài chính, tài sản của Hội trên cơ sở quy định của pháp luật.
11. Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với các hội viên và tổ chức thuộc hội; khen thưởng các tổ chức, cá nhân có những đóng góp xây dựng Hội phát triển.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội Tem Việt Nam được quyền gây quỹ trên cơ sở hội phí của hội viên và tổ chức hoạt động hợp tác, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?