Hội viên cá nhân của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam là ai và có quyền hạn, nghĩa vụ gì?
Hội viên cá nhân của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam là ai?
Hội viên cá nhân của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam l quy định khoản 1 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 361/QĐ-BNV năm 2020 quy định như sau:
Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam là cựu thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, giúp Lào và Cămpuchia, khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng kinh tế 1975-1982; là cựu cán bộ trực tiếp làm công tác thanh niên xung phong các thời kỳ tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội, được Hội xem xét, kết nạp làm hội viên chính thức của Hội.
2. Hội viên tổ chức: Hội Cựu thanh niên xung phong ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật, tự nguyện xin gia nhập Hội, được Hội xem xét, kết nạp làm hội viên chính thức của Hội.
Theo đó, hội viên cá nhân của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam là công dân Việt Nam là cựu thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, giúp Lào và Cămpuchia, khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng kinh tế 1975-1982; là cựu cán bộ trực tiếp làm công tác thanh niên xung phong các thời kỳ tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội, được Hội xem xét, kết nạp làm hội viên chính thức của Hội.
Hội viên cá nhân của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên cá nhân của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam có quyền hạn gì?
Quyền hạn của hội viên cá nhân Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam theo Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 361/QĐ-BNV năm 2020 quy định như sau:
- Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động và Điều lệ Hội.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên, phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến nhiệm vụ của Hội.
- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cựu thanh niên xung phong; đề đạt tâm tư nguyện vọng hợp pháp của cựu thanh niên xung phong đến cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác có liên quan theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
- Tham gia với các cơ quan có thẩm quyền về giải quyết chế độ, chính sách đối với cựu thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong các thời kỳ kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo quy định của pháp luật.
- Tham gia, phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tiến hành các hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống của lực lượng thanh niên xung phong đối với thế hệ trẻ; phối hợp, tham gia với cơ quan liên quan về việc xây dựng, tôn tạo các di tích lịch sử cựu thanh niên xung phong theo quy định của pháp luật.
- Tạo nguồn thu trên cơ sở hội phí của hội viên và hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
- Nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Được thành lập các pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
Hội viên cá nhân của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam có nghĩa vụ gì?
Nghĩa vụ của hội viên cá nhân của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam tại Điều 10 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 361/QĐ-BNV năm 2020 quy định như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành Điều lệ Hội và các nghị quyết, quyết định, chương trình hoạt động của Hội; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Hội.
2. Tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để xây dựng Hội phát triển vững mạnh. Đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Hội; tuyên truyền nâng cao uy tín và mở rộng ảnh hưởng của Hội trong xã hội. Bảo vệ uy tín của Hội.
3. Tích cực tham gia các hoạt động nghĩa tình đồng đội, các phong trào thi đua yêu nước và hoạt động vì lợi ích của cộng đồng.
4. Giữ vững tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng của thanh niên xung phong, gương mẫu trong cuộc sống, giáo dục con cháu trong gia đình, góp phần giáo dục thế hệ trẻ.
5. Bảo vệ uy tín của Hội, không được nhân danh Hội trong các quan hệ giao dịch, trừ khi được lãnh đạo Hội phân công bằng văn bản. Phối hợp giúp đỡ các hội viên khác của Hội trong hoạt động.
Như vậy, hội viên cá nhân của Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam có nghĩa vụ nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?