Hội viên chính thức của Liên đoàn Thể dục Việt Nam gồm những cá nhân nào? Quyền lợi của hội viên chính thức là gì?
Hội viên chính thức của Liên đoàn Thể dục Việt Nam gồm những cá nhân nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Thể dục Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 182/QĐ-BNV năm 2013 về hội viên chính thức như sau:
Tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên chính thức:
a) Hội viên tổ chức: Là các tổ chức Liên đoàn cơ sở, Hiệp hội, Hội, Câu lạc bộ Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao, các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật, thừa nhận và chấp hành Điều lệ của Liên đoàn, đóng niên liễm hàng năm đầy đủ và tự nguyện tham gia hoạt động theo chương trình của Liên đoàn thì được Ban Chấp hành xem xét, công nhận là hội viên chính thức của Liên đoàn.
b) Hội viên cá nhân: Là công dân Việt Nam nếu tán thành Điều lệ Liên đoàn, tự nguyện xin gia nhập Liên đoàn thì được Ban Chấp hành Liên đoàn xem xét, công nhận là hội viên chính thức của Liên đoàn.
2. Hội viên danh dự: Tổ chức và công dân Việt Nam không có điều kiện để trở thành hội viên chính thức của Liên đoàn nhưng có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho Liên đoàn thì có thể được công nhận là hội viên danh dự của Liên đoàn. Hội viên danh dự được tham gia các hoạt động và tham dự Đại hội của Liên đoàn nhưng không có quyền bầu cử, ứng cử vào các chức danh lãnh đạo của Liên đoàn, không có quyền biểu quyết các vấn đề của Liên đoàn.
Theo quy định trên, hội viên chính thức của Liên đoàn Thể dục Việt Nam gồm những cá nhân là công dân Việt Nam nếu tán thành Điều lệ Liên đoàn, tự nguyện xin gia nhập Liên đoàn thì được Ban Chấp hành Liên đoàn xem xét, công nhận là hội viên chính thức của Liên đoàn.
Liên đoàn Thể dục Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyền lợi của hội viên chính thức Liên đoàn Thể dục Việt Nam là gì?
Theo Điều 19 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Thể dục Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 182/QĐ-BNV năm 2013 quy định về quyền lợi của hội viên tổ chức và hội viên cá nhân như sau:
Quyền lợi của hội viên tổ chức và hội viên cá nhân
1. Được cử đại biểu tham gia đóng góp và biểu quyết các vấn đề nội dung hội nghị, hội thảo, các khóa huấn luyện nâng cao do Liên đoàn tổ chức.
2. Được tham gia các khóa đào tạo cán bộ chuyên môn, huấn luyện viên và trọng tài quốc tế.
3. Được cử đại biểu tham dự Đại hội của Liên đoàn và được quyền bầu cử, ứng cử vào các chức danh, cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn.
4. Được ưu tiên sử dụng các phương tiện tập luyện, thi đấu, những thông tin khoa học và chuyên môn của Liên đoàn; được tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để hoạt động.
5. Giám sát hoạt động của Ban Chấp hành và các hội viên của Liên đoàn.
6. Được Liên đoàn bảo vệ quyền lợi chính đáng có liên quan tới hoạt động của Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao trước pháp luật và công luận.
7. Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc.
8. Được quyền xin ra khỏi Liên đoàn.
Theo đó, hội viên chính thức Liên đoàn Thể dục Việt Nam có những quyền lợi được quy định tại Điều 19 nêu trên.
Trong đó có quyền được Liên đoàn bảo vệ quyền lợi chính đáng có liên quan tới hoạt động của Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao trước pháp luật và công luận.
Hội viên chính thức của Liên đoàn Thể dục Việt Nam có những nghĩa vụ nào?
Căn cứ Điều 20 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Thể dục Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 182/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nghĩa vụ của hội viên tổ chức và hội viên cá nhân như sau:
Nghĩa vụ của hội viên tổ chức và hội viên cá nhân
1. Nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quy chế, các quy định khác của Liên đoàn và pháp luật.
2. Tuân thủ luật thi đấu của FIG, WDSF, IAF, IBBF, ABBF, ADSF, AGU, SEAGZONE, IWF, AWF và các quy định khác có liên quan của các tổ chức trên.
3. Tích cực tham gia mọi hoạt động của Liên đoàn, đóng góp có hiệu quả vào việc phát triển và nâng cao trình độ của Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao Việt Nam.
4. Thường xuyên tuyên truyền tôn chỉ, mục đích và phát triển hội viên mới.
5. Đóng niên liễm theo quy định.
6. Định kỳ báo cáo về hoạt động với Liên đoàn.
7. Bàn giao công việc và tài sản, tài chính được giao quản lý khi không còn hoạt động ở Liên đoàn.
8. Không được lợi dụng hoạt động của Liên đoàn để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong, mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Liên đoàn.
Như vậy, hội viên chính thức của Liên đoàn Thể dục Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 20 nêu trên.
Trong đó có nghĩa vụ tích cực tham gia mọi hoạt động của Liên đoàn, đóng góp có hiệu quả vào việc phát triển và nâng cao trình độ của Thể dục, Thể hình, Cử tạ và Khiêu vũ Thể thao Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?