Hội viên chính thức của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Hội viên chính thức của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có quyền gì?
Quyền của Hội viên chính thức của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam quy định ở Điều 8 Điều lệ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-TTg năm 2022 cụ thể:
Quyền của hội viên
1. Hội viên chính thức có các quyền sau:
a) Tham dự hội nghị hội viên ở các khu vực;
b) Tham dự Đại hội nếu được hội nghị hội viên hiệp thương cử;
c) Biểu quyết hoặc bỏ phiếu ở Đại hội (đối với hội viên là đại biểu chính thức dự Đại hội);
d) Được đề cử hoặc ứng cử vào Ban Chấp hành;
đ) Đề xuất với Đại hội, Ban Chấp hành, Ban Thường trực về hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và những vấn đề về chính sách, pháp luật kinh tế và môi trường kinh doanh;
e) Yêu cầu Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm hại;
g) Được hưởng dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá hình ảnh, đào tạo và các loại dịch vụ, hỗ trợ khác mà Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cung cấp với điều kiện ưu tiên, ưu đãi hoặc miễn phí;
h) Được khen thưởng theo quy định của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
i) Thôi là hội viên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nếu xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục tham gia.
2. Hội viên liên kết và hội viên danh dự có tất cả các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các điểm c và d.
Theo đó, hội viên chính thức của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có quyền sau:
- Tham dự hội nghị hội viên ở các khu vực;
- Tham dự Đại hội nếu được hội nghị hội viên hiệp thương cử;
- Biểu quyết hoặc bỏ phiếu ở Đại hội (đối với hội viên là đại biểu chính thức dự Đại hội);
- Được đề cử hoặc ứng cử vào Ban Chấp hành;
- Đề xuất với Đại hội, Ban Chấp hành, Ban Thường trực về hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và những vấn đề về chính sách, pháp luật kinh tế và môi trường kinh doanh;
- Yêu cầu Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm hại;
- Được hưởng dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá hình ảnh, đào tạo và các loại dịch vụ, hỗ trợ khác mà Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cung cấp với điều kiện ưu tiên, ưu đãi hoặc miễn phí;
- Được khen thưởng theo quy định của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Thôi là hội viên của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nếu xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục tham gia.
Hội viên chính thức của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên chính thức của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có nghĩa vụ như thế nào?
Nghĩa vụ của hội viên chính thức của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam quy định ở Điều 9 Điều lệ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-TTg năm 2022 cụ thể:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Hội viên chính thức và hội viên liên kết có những nghĩa vụ sau:
a) Đóng phí gia nhập và hội phí theo quy định của Ban Chấp hành;
b) Thực hiện nghị quyết, quyết định của Đại hội và Ban Chấp hành;
c) Tham dự các cuộc họp do Ban Chấp hành triệu tập hoặc mời;
d) Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng thực hiện tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
đ) Bảo vệ uy tín của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, không nhân danh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong các hoạt động, giao dịch trừ khi được Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ủy quyền bằng văn bản;
e) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
2. Hội viên liên kết theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Điều lệ này và hội viên danh dự có tất cả các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này trừ điểm a.
Như vậy, hội viên chính thức của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ nêu trên.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoạt động trên phạm vi nào?
Phạm vi hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam quy định ở khoản 1 Điều 4 Điều lệ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1496/QĐ-TTg năm 2022 cụ thể:
Phạm vi, nguyên tắc tổ chức hoạt động
1. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoạt động trên phạm vi toàn quốc, theo pháp luật về hội, pháp luật liên quan và theo Điều lệ này.
2. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau:
a) Tự nguyện, tự quản, không vì mục đích lợi nhuận;
b) Hiệp thương dân chủ;
c) Bình đẳng, công khai, minh bạch;
d) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ này.
Theo đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hoạt động trên phạm vi toàn quốc, theo pháp luật về hội, pháp luật liên quan và theo Điều lệ này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?