Hội viên chính thức Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam được quyền ra khỏi Hiệp hội không?
Hội viên chính thức Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam được quyền ra khỏi Hiệp hội không?
Căn cứ khoản 4 Điều 11 Điều lệ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2014 quy định về quyền của hội viên như sau:
Quyền của hội viên
1. Tham gia thảo luận, biểu quyết chương trình, kế hoạch hoạt động của Hiệp hội, đề đạt, phát biểu ý kiến về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
2. Được Hiệp hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội. Được quyền tham gia ứng cử, bầu cử các cơ quan lãnh đạo, Ban Kiểm tra Hiệp hội theo quy định của Hiệp hội.
3. Được chất vấn về mọi hoạt động của Hiệp hội. Được cử tham gia hội nghị, hội thảo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đăng tải các công trình sáng tạo trên tạp chí của Hiệp hội theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật.
4. Được ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
5. Được Hiệp hội xem xét khen thưởng nếu có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội.
6. Hội viên là các pháp nhân được cử người đại diện của mình tham gia Hiệp hội theo quy định của Hiệp hội.
7. Các thành viên trong Ban vận động và hội viên ban đầu đăng ký tham gia thành lập Hiệp hội đương nhiên là hội viên chính thức của Hiệp hội.
8. Được cấp Thẻ “Hội viên Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam”. Ban Chấp hành Hiệp hội quy định cụ thể việc ấn hành, cấp phát và quản lý thẻ hội viên.
9. Hội viên danh dự được hưởng quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức, trừ quyền biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội và ứng cử, bầu cử vào Ban lãnh đạo, Ban Kiểm tra của Hiệp hội. Hội viên danh dự không phải đóng hội phí.
Theo quy định trên, hội viên chính thức Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam được quyền ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam (Hình từ Internet)
Thủ tục tự nguyện xin ra khỏi Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam được quy định thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Điều lệ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2014 về hình thức, thủ tục và thẩm quyền kết nạp, xóa tên hội viên như sau:
Hình thức, thủ tục và thẩm quyền kết nạp, xóa tên hội viên
...
2. Tư cách hội viên sẽ bị chấm dứt hoặc bị xóa tên khỏi danh sách hội viên của Hội khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện xin ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục tham gia hoạt động Hiệp hội. Trong trường hợp này, hội viên cần thông báo chính thức bằng văn bản cho Hiệp hội trước 01 (một) tháng và phải nộp lại thẻ hội viên;
b) Hoạt động trái Điều lệ hoặc vi phạm một trong những nội dung quy định trong Điều lệ Hiệp hội làm ảnh hưởng đến thể diện và uy tín của Hiệp hội;
c) Vi phạm pháp luật bị kết tội và phải chịu hình phạt khi có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
d) Bị chết, mất tích hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
đ) Tổ chức tự ngừng hoạt động, bị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc tuyên bố phá sản;
e) Hội viên không tham gia sinh hoạt Hiệp hội trong 03 (ba) kỳ liên tiếp, không đóng hội phí trong thời gian từ 01 (một) năm trở lên mà không có lý do chính đáng.
...
Theo đó, hội viên tự nguyện xin ra khỏi Hiệp hội khi xét thấy không thể hoặc không muốn tiếp tục tham gia hoạt động Hiệp hội.
Trong trường hợp này, hội viên cần thông báo chính thức bằng văn bản cho Hiệp hội trước 01 (một) tháng và phải nộp lại thẻ hội viên.
Nghĩa vụ của hội viên chính thức Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam là gì?
Theo Điều 10 Điều lệ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2014 quy định về nghĩa vụ của hội viên như sau:
Nghĩa vụ của hội viên
1. Chấp hành Điều lệ của Hiệp hội, các nghị quyết Đại hội, các quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ.
2. Thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn uy tín và đạo đức nghề nghiệp.
3. Đoàn kết, xây dựng Hiệp hội phát triển vững mạnh vì lợi ích chung của Hiệp hội, hội viên, Nhà nước; xây dựng quan hệ hợp tác, giúp đỡ giữa các hội viên Hiệp hội.
4. Hội viên chính thức đóng góp hội phí và các khoản xây dựng quỹ của Hiệp hội theo quy định của Hiệp hội.
5. Bảo vệ uy tín của Hiệp hội, không được tự ý nhân danh Hiệp hội hoặc đại diện Hiệp hội trong các quan hệ, giao dịch khi không được Hiệp hội phân công, giới thiệu bằng văn bản.
Như vậy, hội viên chính thức của Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 10 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?