Hội viên của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có thể bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách đến xóa tên khỏi danh sách hội viên trong trường hợp nào?
- Biểu tượng của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có được đăng ký bản quyền không?
- Tiêu chuẩn hội viên chính thức của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được quy định thế nào?
- Hội viên của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có thể bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách đến xóa tên khỏi danh sách hội viên trong trường hợp nào?
Biểu tượng của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có được đăng ký bản quyền không?
Biểu tượng của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được quy định tại khoản 4 Điều 1 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Tên gọi, biểu tượng
1. Tên tiếng Việt: Hội Rối loạn đông máu Việt Nam.
2. Tên tiếng Anh: Vietnam Hemophilia Association.
3. Tên viết tắt tiếng Anh: VHA.
4. Biểu tượng (logo) của Hội được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Biểu tượng của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.
Biểu tượng của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có được đăng ký bản quyền không? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn hội viên chính thức của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được quy định thế nào?
Tiêu chuẩn hội viên chính thức được quy định tại khoản 2 Điều 8 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên của Hội gồm: Hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên danh dự:
a) Hội viên chính thức: Công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực rối loạn đông máu, có đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, có thể trở thành hội viên chính thức của Hội;
b) Hội viên liên kết: Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hội, tán thành Điều lệ Hội, làm đơn xin gia nhập thì được xem xét, công nhận là hội viên liên kết;
c) Hội viên danh dự: Công dân, tổ chức Việt Nam có nhiều công lao, đóng góp đặc biệt cho Hội, cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, nghiên cứu khoa học kỹ thuật liên quan đến bệnh rối loạn đông máu được Hội công nhận làm hội viên danh dự.
2. Tiêu chuẩn hội viên chính thức:
a) Hội viên cá nhân gồm: Các bác sỹ, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh liên quan đến bệnh rối loạn đông máu. Nếu hội viên nhỏ hơn 18 (mười tám) tuổi thì bố, mẹ hoặc người thân của hội viên là đại diện hợp pháp cho hội viên đó theo quy định của pháp luật;
b) Hội viên tổ chức gồm: Tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực y học, liên quan đến bệnh rối loạn đông máu. Người đại diện tham gia Hội là người đứng đầu tổ chức đó.
Như vậy, tiêu chuẩn hội viên chính thức của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được quy định cụ thể như sau:
(1) Hội viên cá nhân gồm: Các bác sỹ, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh liên quan đến bệnh rối loạn đông máu.
Nếu hội viên nhỏ hơn 18 (mười tám) tuổi thì bố, mẹ hoặc người thân của hội viên là đại diện hợp pháp cho hội viên đó theo quy định của pháp luật;
(2) Hội viên tổ chức gồm: Tổ chức Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực y học, liên quan đến bệnh rối loạn đông máu.
Người đại diện tham gia Hội là người đứng đầu tổ chức đó.
Hội viên của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có thể bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách đến xóa tên khỏi danh sách hội viên trong trường hợp nào?
Các trường hợp hội viên bị xử lý kỷ luật được quy định tại khoản 1 Điều 26 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Kỷ luật
1. Tổ chức Hội và hội viên vi phạm một trong những quy định dưới đây thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý từ hình thức khiển trách, cảnh cáo đến xóa tên khỏi danh sách hội viên:
a) Vi phạm Điều lệ Hội, vi phạm pháp luật, ý thức kỷ luật kém;
b) Làm tổn hại đến uy tín, thanh danh và lợi ích của Hội. Trường hợp có gây thiệt hại về vật chất ngoài hình thức kỷ luật còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Hội viên hai năm không nộp hội phí mà không có lý do chính đáng, không được sự đồng ý của Ban Chấp hành Hội thì đương nhiên không còn là hội viên của Hội;
d) Chi hội hai năm liên tục không có báo cáo gửi lên Ban Chấp hành Hội thì sẽ bị xóa tên.
2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể thẩm quyền, quy trình xem xét kỷ luật trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
Như vậy, theo quy định, hội viên của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có thể bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách đến xóa tên khỏi danh sách hội viên trong các trường hợp sau đây:
(1) Vi phạm Điều lệ Hội, vi phạm pháp luật, ý thức kỷ luật kém;
(2) Làm tổn hại đến uy tín, thanh danh và lợi ích của Hội.
Trường hợp có gây thiệt hại về vật chất ngoài hình thức kỷ luật còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
(3) Hội viên hai năm không nộp hội phí mà không có lý do chính đáng, không được sự đồng ý của Ban Chấp hành Hội thì đương nhiên không còn là hội viên của Hội;
(4) Chi hội hai năm liên tục không có báo cáo gửi lên Ban Chấp hành Hội thì sẽ bị xóa tên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?