Hội viên danh dự của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam có được biểu quyết các công việc của Hiệp hội không?
- Cá nhân được công nhận là hội viên danh dự của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam khi nào?
- Hội viên danh dự của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam có được biểu quyết các công việc của Hiệp hội không?
- Hội viên danh dự của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam có nghĩa vụ đóng hội phí tham gia không?
Cá nhân được công nhận là hội viên danh dự của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam khi nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Hội viên liên kết và hội viên danh dự
1. Hội viên liên kết: Các tổ chức và cá nhân hoạt động tại Việt Nam có nguyện vọng, nhưng chưa mong muốn hoặc chưa đủ điều kiện trở thành hội viên chính thức, tự nguyện và có đơn xin gia nhập, được Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên liên kết.
2. Hội viên danh dự: Các tổ chức, cá nhân Việt Nam có uy tín, kinh nghiệm, có đóng góp tích cực cho Hiệp hội, được Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên danh dự.
3. Hội viên liên kết và hội viên danh dự được tham gia các hoạt động và Đại hội của Hiệp hội nhưng không được tham gia ứng cử, đề cử vào các chức danh lãnh đạo của Hiệp hội.
Theo đó, Cá nhân được Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét, công nhận là hội viên danh dự của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam khi có uy tín, kinh nghiệm, có đóng góp tích cực cho Hiệp hội.
Lưu ý: Hội viên danh dự được tham gia các hoạt động và Đại hội của Hiệp hội nhưng không được tham gia ứng cử, đề cử vào các chức danh lãnh đạo của Hiệp hội.
Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên danh dự của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam có được biểu quyết các công việc của Hiệp hội không?
Theo khoản 2 Điều 12 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định các quyền lợi của hội viên danh dự của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam được nhận như sau:
Quyền lợi của hội viên
1. Hội viên được cấp Thẻ hội viên.
2. Chỉ có các hội viên chính thức là đại biểu tham dự Đại hội Hiệp hội mới được biểu quyết các công việc của Hiệp hội và được ứng cử, đề cử, bầu cử vào các chức danh lãnh đạo của Hiệp hội.
3. Được tư vấn, được cung cấp các dịch vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và được hỗ trợ khắc phục các khó khăn về tổ chức, hoạt động và tài chính tùy theo khả năng của Hiệp hội.
4. Được cung cấp các thông tin về kinh tế, pháp lý, khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực liên quan khác.
5. Được sử dụng các thông tin, tài liệu của Hiệp hội để phục vụ cho việc tuyên truyền, hoạt động và phát triển của hội viên.
6. Được tham dự các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ do Hiệp hội tổ chức.
7. Được thảo luận, đề xuất nguyện vọng và kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của QTDND.
8. Được Hiệp hội khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước khen thưởng khi có thành tích xuất sắc.
9. Được xin ra khỏi Hiệp hội nhưng phải gửi đơn cho Ban Chấp hành Hiệp hội. Việc giải quyết cho hội viên ra khỏi Hiệp hội chỉ được xem xét sau khi hội viên đó đã thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của hội viên theo quy định của Điều lệ Hiệp hội và các quy định khác của pháp luật. Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét và quyết định cho hội viên ra khỏi Hiệp hội. Trường hợp bị từ chối, hội viên có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên thì chỉ có các hội viên chính thức là đại biểu tham dự Đại hội Hiệp hội mới được biểu quyết các công việc của Hiệp hội và được ứng cử, đề cử, bầu cử vào các chức danh lãnh đạo của Hiệp hội.
Như vậy, hội viên danh dự của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam không được biểu quyết các công việc của Hiệp hội.
Hội viên danh dự của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam có nghĩa vụ đóng hội phí tham gia không?
Theo khoản 5 Điều 13 Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 133/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Nghĩa vụ của Hội viên
...
5. Đóng hội phí và thực hiện đầy đủ các cam kết về tài chính với Hiệp hội đúng thời hạn quy định. Các hội viên danh dự, hội viên liên kết không phải đóng hội phí.
6. Tham dự đầy đủ các cuộc họp do Ban Chấp hành Hiệp hội triệu tập.
7. Hoàn tất các nghĩa vụ của hội viên đối với Hiệp hội khi xin ra khỏi Hiệp hội.
Như vậy, chỉ có hội viên chính thức của Hiệp hội mới có nghĩa vụ đóng hội phí và thực hiện đầy đủ các cam kết về tài chính với Hiệp hội đúng thời hạn quy định.
Điều này đồng nghĩa với việc các hội viên danh dự của Hiệp hội Quỹ Tín dụng Nhân dân Việt Nam không phải đóng hội phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?